Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới trên 521 triệu ca

Đến 6 giờ sáng 17/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 521.424.963 ca, trong đó có tổng cộng 6.288.874 người tử vong.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 10/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 10/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 521.424.963 ca, trong đó có tổng cộng 6.288.874 người tử vong.

Sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và đang đẩy nhanh quá trình trở lại cuộc sống trước đại dịch, coi COVID-19 như một loại bệnh lưu hành.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 475 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 39 triệu ca và trên 39.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 16/5, thế giới có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới và 41 nước có người tử vong vì căn bệnh này, giảm mạnh so với cách đây vài tuần. So với mấy ngày gần đây, số ca mắc mới và tử vong vì đại dịch đang có xu thế giảm dần.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Số ca mắc bệnh tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh còn “nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng hay thậm chí gỡ bỏ hoàn toàn các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 24 giờ qua, Đài Loan (Trung Quốc) là nơi ghi nhận số ca mắc mới cao nhất (với trên 61.000 ca), trong khi Italy là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với 102 ca.

Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 48 ca tử vong. Trong ngày 16/5, Thái Lan có số ca mắc mới (trên 5.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi nước này cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (40 ca).

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á tiếp tục thuyên giảm và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Thái Lan và Philippines vẫn căng thẳng hơn so với các nước khác.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Một ngày qua, hiệp hội ASEAN chỉ có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

   

Người dân quét mã sức khỏe trước khi vào một siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Người dân quét mã sức khỏe trước khi vào một siêu thị ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 9/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Âu, Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân, bao gồm cả tiêm vaccine cho trẻ em. Trong khi một số quốc gia khác vẫn còn duy trì các biện pháp hạn chế, Thụy Sĩ đã sớm học cách sống chung với dịch COVID-19 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và không có gia tăng đột biến về số ca nguy kịch.

Kể từ ngày 17/2, người dân Thụy Sĩ không còn bắt buộc phải xuất trình chứng nhận tiêm phòng COVID-19 khi vào quán bar, nhà hàng và các địa điểm trong nhà khác như cơ sở thể thao, nhà hát hoặc phòng hòa nhạc. Từ ngày 1/4, đeo khẩu trang cũng không còn là quy định bắt buộc trong trường học, cửa hàng, phòng hòa nhạc, tại nơi làm việc hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng.

Quy định cách ly 5 ngày đối với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng đã kết thúc vào ngày 31/3. Chính phủ Thụy Sĩ cũng tạm ngừng ứng dụng Swiss COVID xác định những người có tiếp xúc gần với người nhiễm virus. Ngoài ra, chính phủ Thụy Sĩ cũng không còn giới hạn về quy mô các cuộc họp riêng và các sự kiện lớn không còn phải xin phép.

Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Trao đổi với báo giới, người đứng đầu cơ quan quản lý khủng hoảng tại Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang (FOPH) Patrick Mathys nhận định nhờ mức độ miễn dịch cao, số lượng ca bệnh nặng hiện không có nguy cơ gây quá tải cho các cơ sở y tế. Sự lây lan hiện tại của virus SARS-CoV-2 không được thể hiện nhiều qua các dữ liệu do có nhiều trường hợp nhiễm không được báo cáo, tuy nhiên tỷ lệ nhập viện giảm cho thấy dịch bệnh diễn biến theo hướng tích cực hơn.

Tới nay Thụy Sĩ đã phê duyệt 4 loại vaccine, gồm vaccine của Pfizer/BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson (J&J) và Nuvaxovid. Các cơ quan y tế Thụy Sĩ khuyến nghị người dân nên tiêm vaccine công nghệ mRNA (của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna) để có thể tạo lớp bảo vệ tốt hơn chống lại bệnh COVID-19 và những hậu quả tiềm ẩn sau này.

Chú thích ảnh

 

Tính đến ngày 15/5, New Zealand đã ghi nhận tổng cộng 1.039.575 người mắc COVID-19. Chuyên gia O'Neale cho rằng ước tính của chính phủ về số ca mắc COVID-19 có thể thấp hơn thực tế và đến thời điểm này có lẽ khoảng một nửa dân số hơn 5 triệu người của New Zealand đã mắc bệnh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc một nửa dân số mắc COVID-19 không có nghĩa là nửa còn lại sẽ mắc bệnh, một phần là do hầu hết những người chưa mắc COVID-19 vẫn đang thận trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.