Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tốt nghiệp 5 năm, tài khoản hàng trăm triệu: Người trẻ hãy học cách quản lý tiền bạc

Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Vài hôm trước khi tụ tập với bạn bè, mọi người đã nhắc tới một câu nói khá kinh điển rằng: "Công việc cuối cùng của đời người, chính là quản lý tài chính."

Mới nghe câu nói này, bạn có thể cảm thấy kì lạ, vì sao quản lý tài chính lại là công việc cuối cùng?

Bởi lẽ quản lý tài chính, là việc mà bất cứ ai, bất cứ ngành nghề, bất cứ thân phận nào cũng cần phải làm.

Đơn giản mà nói thì là bất kể hiện tại bạn có đang làm gì, cuối cùng vẫn không thể tránh được việc phải quản lý tiền bạc của mình sao cho đúng đắn, sao cho đơn giản chỉ là giữ được tiền hoặc cao hơn là để tiền sinh ra tiền…

Bạn có thể là một người nội trợ không bao giờ ra khỏi nhà, có thể là dân công sở, hay chỉ đơn giản là một sinh viên không có việc làm.

Chỉ cần không tách rời tiền, vậy thì quản lý tiền bạc hay lên kế hoạch tài chính cá nhân sẽ là những việc sẽ gắn bó với bạn suốt cả cuộc đời.

Tốt nghiệp 5 năm, tài khoản hàng trăm triệu: Công việc mà người trẻ ai cũng nên thành thạo đó là quản lý tài chính - Ảnh 1.

Tôi đã từng gặp qua đủ các thể loại người.

Có một người ra ngoài khởi nghiệp, tiền tuy kiếm không ít, nhưng lại chỉ biết đâm đầu vào công việc, không hiểu gì về đầu tư, đợi tới hơn 40 tuổi rồi, ngoảnh lại, phát hiện ra tiền kiếm được mấy năm nay chỉ đủ mua một căn nhà ở thành phố lớn, hiện tại đang bắt đầu học về cổ phiếu, nghiên cứu bất động sản.

Còn có người bạn làm chức cao của một công ty lớn, lương thưởng không phải dạng vừa, nhưng tiêu cũng rất hoang, ba mẹ bị ốm nằm viện vẫn phải chạy vạy đó đây vay tiền, hiện tại cuối cùng cũng đã quyết tâm quy hoạch lại tình hình tài chính của bản thân, kiên trì ghi chép các khoản tiêu dùng và tiết kiệm tiền.

Cũng có những người lương tháng chỉ được trên dưới 7 con số, nhưng ngay từ khi học đại học đã bắt đầu có ý thức về quản lý tài chính, sau khi ra đi làm, tích được một số tiền liền đem đi đầu tư, hiện tại thông qua hình thức này kiếm được 9 con số đầu tiên của đời mình.

Có tiền, phải biết cách quản lý, nếu không sẽ rất dễ quay trở lại nghèo túng lúc nào không hay.

Không tiền, càng phải học cách quản lý tài chính, tiền đều là biết cách lên kế hoạch mà ra.

Quản lý tài chính là nghề nghiệp suốt đời, là môn học mà ai cũng cần phải đạt loại khá giỏi trở lên.

Tốt nghiệp 5 năm, tài khoản hàng trăm triệu: Công việc mà người trẻ ai cũng nên thành thạo đó là quản lý tài chính - Ảnh 2.

H., một người bạn của tôi, hiện tại là hình mẫu người đàn ông thành công trong mắt rất nhiều người, tuổi còn trẻ mà sớm đã tự do về tài chính.

Nhưng ít tai biết được rằng, hơn 10 năm trước, H. cũng mơ hồ, mất phương hướng như bao nhiêu người.

Khi đó, H. ở Anh làm thuê, là một lập trình viên cấp thấp nhất, nhận mức lương cho IT thấp nhất ở Anh, miễn cưỡng sống tạm qua ngày.

H. cảm thấy mình "có tài nhưng không gặp thời", uất ức, H. lao vào chơi game, cứ như vậy, lương tháng đã không được bao nhiêu lại còn phải bỏ ra một khoản vô ích cho game điện tử.

Còn bao biện cho mình rằng "Sao cứ phải có tiền? Đầy người có tiền nhưng vẫn sống thất bại đấy thôi!"

Cho tới một ngày khi gặp một đàn anh cùng ngành trong một buổi liên hoan, nghe đàn anh nói: "Thực ra hiện tại bây giờ đã kiếm đủ tiền để sống rồi, không cần phải làm thuê nữa, nhờ biết quản lý tài chính và học đầu tư, tôi đã thu lại được rất nhiều điều". Đàn anh đó khi ấy mới chỉ 36 tuổi.

Lời của người đàn anh đã đánh thức H.

H. nhận thức ra được rằng, miệng nói "tiền chả là cái gì", thực ra cũng chỉ là cái cớ.

H. ngẫm nghĩ, thực ra mình cũng có rất nhiều ước mơ, chẳng hạn như đi du thuyền quanh Địa Trung Hải, dành một tháng uống cà phê trên đại lộ Champs Elysees...

Có tiền, quả thực không nhất định sẽ thành công, nhưng nó cũng không thể là cái cớ cho sự lười biếng hàng ngày. Muốn hiện thực được ước mơ, bạn cần phải có một nền tảng kinh tế nhất định.

Vậy là, H. quyết định thay đổi, nhìn thẳng vào ước mơ của mình, đồng thời đưa ra những hành động rất thực tế.

Thay vì chơi trò chơi điện tử như trước đây, H, dành thời gian cho học tập, thường mất hai ngày xem hết một cuốn sách, sách hay thì một tuần sẽ đọc đi đọc lại 3 lần.

H. thoát khỏi thói quen làm tháng nào tiêu hết tháng đó, mỗi tháng luôn quản lý chi tiêu, luôn để dành ra một phần tiền, khi dành dụm được 2000 bảng Anh, H. lấy ra đem đi đầu tư, tích lũy một lượng lớn kinh nghiệm, hiện thực được "nửa tự do" tài chính.

Trước khi biết quản lý tài chính, H. là một người sốc nổi, động một tý là lên mạng cãi nhau với người khác, bên ngoài thì huênh hoang, nhưng bên trong thực ra lại rất khủng hoảng.

Sau khi tập quản lý tài chính của mình, H. đã tự tin hơn trong sắp xếp cuộc sống.

Công việc đã không còn đơn thuần chỉ vì tiền nữa, mà còn vì niềm vui, sự nghiệp cũng có được bước tiến lớn.

H. gặp được người mình yêu thương, sinh 3 đứa con, trở thành "kẻ chiến thắng" trong mắt nhiều người.

Tốt nghiệp 5 năm, tài khoản hàng trăm triệu: Công việc mà người trẻ ai cũng nên thành thạo đó là quản lý tài chính - Ảnh 3.

Muốn thay đổi cuộc sống, muốn có tiền bạc, khó không? Khó! Nhưng cũng không khó như nhiều người tưởng tượng.

Thực ra khó chỉ là bởi mọi người không có ý thức về quản lý tiền bạc sao cho đúng đắn và khôn ngoan, không biết biến quản lý tiền bạc thành một thói quen thường ngày.

Số người giống như H. của ngày xưa quá nhiều, chỉ biết đâm đầu vào đi làm mỗi ngày, kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, tới già rồi cũng không để ra được là bao.

Tôi phát hiện ra một điều rằng, người giàu sở dĩ có nhiều tiền, đều là có nguyên nhân.

Trước mặt cơ hội, ai cũng như nhau, nhưng sự khác biệt trong tư duy, tầm nhìn và hành động mới hình thành nên khoảng cách giàu nghèo sau này.

Robert Kiyosaki, tác giả của bộ sách "Dạy con làm giàu" từng nói: "Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn."

Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy học cách quản lý tiền bạc của mình, tìm ra cho mình kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp nhất, thay vì ngay lập tức tiêu số tiền mình vừa kiếm được, hãy nghĩ cách nên quản lý nó ra sao để luôn dư dả tiền bạc, hoặc khiến nó có khả năng sinh sôi, đầu tư lấy lãi… Tất nhiên, đây không phải chuyện một sớm một chiều mà cần tới quá trình học hỏi và tích lũy. Mong bạn thông qua quản lý tài chính, sớm hiện thực được ước mơ của mình.