Quay lại Dân trí
Dân Sinh

TP.HCM: Dự kiến khoảng 37.000 – 38.000 căn nhà sẽ được cấp sổ hồng trong năm nay

Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2022 và kết quả kỳ họp thứ 5 của Hội đồng nhân dân TP khóa X. Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, UBND T.HCM đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường xây dựng kế hoạch cụ thể về cấp giấy chứng nhận các dự án nhà ở. Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2022, TP.HCM dự kiến cấp giấy chứng nhận cho khoảng 37.000 – 38.000 căn nhà.

Trước câu hỏi việc thẩm định giá đất của một số dự án nhà ở do điều chỉnh quy hoạch phải tính nghĩa vụ tài chính bổ sung có dẫn đến việc chậm cấp sổ hồng hay không, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường xây dựng kế hoạch cụ thể về cấp giấy chứng nhận các dự án nhà ở. Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2022, TP.HCM dự kiến cấp giấy chứng nhận cho khoảng 37.000 – 38.000 căn nhà, trong đó có nhà chung cư và nhà ở thấp tầng.

Bình quân, mỗi năm khoảng 18.000 – 19.000 giấy chứng nhận sẽ được cấp cho các dự án nhà ở trên địa bàn TP. Thống kê cho thấy, từ ngày 1/1 – 2/3/2022, Sở đã cấp trên 3.500 giấy chứng nhận cho các dự án nhà ở đủ điều kiện.

Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, từ ngày 1/1 – 2/3/2022, Sở đã cấp trên 3.500 giấy chứng nhận cho các dự án nhà ở đủ điều kiện.

Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết, từ ngày 1/1 – 2/3/2022, Sở đã cấp trên 3.500 giấy chứng nhận cho các dự án nhà ở đủ điều kiện.

Đối với hồ sơ thẩm định giá đất, theo lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường, từ ngày 1/1/2022, Sở đã nhận được 163 hồ sơ để triển khai công tác thẩm định, trong đó có cả các hồ sơ thẩm định của dự án điều chỉnh quy hoạch. Đến thời điểm này, 16 hồ sơ đã được Hội đồng thông qua, 73 hồ sơ bị trả về do chưa hợp lệ, 44 hồ sơ đang đấu thầu có tư vấn, 25 hồ sơ buộc phải đấu thầu lần 2 theo quy định và 5 hồ sơ mới. Tất cả hồ sơ đều được giải quyết theo quy trình và được công khai từng bước. Ông Thắng khẳng định, không có việc ách tắc hồ sơ thẩm định giá đất.

Đối với đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, theo quy định, khi đấu giá thành công phải ban hành quyết định công nhận kết quả đấu giá và ký hợp đồng mua bán tài sản đối với các lô đất của doanh nghiệp đấu giá. Pháp luật cho phép doanh nghiệp thực hiện việc nộp tiền theo quy định và trong hợp đồng cũng ghi rõ doanh nghiệp nào có đơn xin chấm dứt thì phải bỏ cọc.

Đến thời điểm này, các cơ quan chức năng nhận được đơn của hai doanh nghiệp là Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt đề nghị chấm dứt hợp đồng mua bán đối với lô 3.9 và 3.12. UBND TP đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu giải quyết theo đúng quy định.

Hai doanh nghiệp còn lại là Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega chưa có đơn nộp cho các cơ quan có thẩm quyền và vẫn còn trong thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính. Các trường hợp này sẽ được giải quyết theo hợp đồng mua bán tài sản, Luật Đấu giá tài sản và Luật dân sự.

Dành trên 110 ha để xây dựng nhà ở xã hội

Về giải pháp ổn định thị trường bất động sản, tại buổi họp báo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Thanh Khiết cho biết, trong quá trình rà soát, Sở đều công khai minh bạch thông tin các dự án đủ hoặc không đủ điều kiện mở bán. Đồng thời, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư, công nhận chủ đầu tư cho các dự án, từ đó tổng hợp, báo cáo TP.HCM chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 5 năm và hàng năm.

“Hiện TP đã duyệt kế hoạch phát triển nhà ở 2021-2025 và giai đoạn từng năm, quy định số lượng nhà ở quỹ đất kèm giải pháp cụ thể”, lãnh đạo Sở Xây dựng phát biểu.

Hiện nay TP.HCM có 41 dự án phát triển nhà ở, trong đó có dành quỹ đất cho 26 dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Hiện nay TP.HCM có 41 dự án phát triển nhà ở, trong đó có dành quỹ đất cho 26 dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Cũng theo ông Huỳnh Thanh Khiết, Sở Xây dựng vừa trình UBND TP triển khai ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường bất động sản thành phố. Trong đó, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị liên quan, nhằm đảm bảo thị trường bất động sản hoạt động theo đúng cung, cầu và giá trị thực chất.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Huỳnh Thanh Khiết đánh giá, hiện nay có  hai vấn đề vướng mắc ở các dự án nhà ở xã hội.Liên quan đến công tác phát triển nhà ở xã hội, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thông tin, hiện nay TP.HCM có 41 dự án phát triển nhà ở, trong đó có dành quỹ đất cho 26 dự án xây dựng nhà ở xã hội theo Nghị định 188, Nghị định 100 với tổng diện tích 96ha. Ngoài ra, 16 dự án theo yêu cầu TP.HCM cũng dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Tính đến nay, TP có tổng trên 110 ha xây dựng nhà ở xã hội tương đương với khoảng 70.000 căn hộ.

Theo ông Huỳnh Thanh Khiết, hai vấn đề vướng mắc các dự án nhà ở xã hội hiện nay gồm: việc bồi thường giải phóng mặt bằng; cơ chế chính sách hỗ trợ vốn vay, chính sách cho vay đối với các đối tượng thu nhập thấp, thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn phức tạp.