Quay lại Dân trí
Dân Sinh

TP.HCM: Vận động người dân không không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn trên đường phố

(Dân sinh) - Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID -19, đảm bảo trật tự an toàn xã hội nhất là trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 sắp tới. Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vận động người dân Thành phố không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn trên đường phố, mà hướng dẫn họ trực tiếp giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương tựa…

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố đề vừa có văn bản nghị Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các quận, huyện tham mưu ủy ban nhân quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, rà soát địa bàn để kịp thời phát hiện và giải quyết các trường hợp xin ăn, sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định.

Theo đó, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM yêu cầu Phòng LĐTBXH các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM phải tham mưu cho UBND các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, rà soát địa bàn để kịp thời phát hiện và giải quyết các trường hợp xin ăn, sinh sống nơi công cộng, đặc biệt các đối tượng là người cao tuổi, nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân; chủ động xác minh và lập danh sách các địa điểm thường xuyên có người ăn xin, sinh sống nơi công cộng nhằm đảm bảo giãn cách xã hội và giữ gìn an toàn xã hội.

TP.HCM: Vận động người dân không không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn trên đường phố - Ảnh 1.

Trẻ em ăn xin trên đường phố, ở quận 5, TPHCM. Ảnh: TUẤN VŨ

Đặc biệt các đối tượng là người có tuổi cao nhằm bảo vệ tốt cho sức khỏe, tính mạng; đảm bảo giải quyết triệt để tình trạng người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng, nhất là khu vực cửa ngõ, trước cổng các siêu thị, chợ, bệnh viện và tại các giao lộ lớn trên địa bàn.

Đối với các quận, huyện chủ động xác định và lập danh sách các địa điểm thường xuyên có người xin ăn, sinh sống nơi công cộng nhằm đảm bảo giãn cách xã hội và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nhất là trước, trong và sau dịp lễ Quốc khánh 2/9. 

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị lưu ý đảm bảo trang bị khẩu trang để phát cho đối tượng, thực hiện khai báo y tế, phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở để tổ chức cách ly y tế kịp thời.

 " Tất cả các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được phát hiện phải lập tức cách ly y tế kịp thời tại địa phương; tổ chức tập trung các đối tượng vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội các đối tượng ăn xin nơi công cộng và khu vực cửa ngõ, bến xe, khu dân cư..". Ông Tấn nhấn mạnh.

Đồng thời, Sở tăng cường công tác thông tin vận động người dân Thành phố không cho tiền trực tiếp các đối tượng xin ăn trên đường phố, mà hướng dẫn họ trực tiếp giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương tựa… thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội thành phố để hỗ trợ cho các cơ sở bảo trợ xã hội.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố cũng đề nghị các quận, huyện cần chủ động rà soát các khu dân cư tập trung nhiều người tạm trú, đặc biệt là các đối tượng cao tuổi, trẻ em không có người thân đi cùng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng chăn dắt hoặc lợi dụng các đối tượng yếu thế đi xin ăn để trục lợi.

Sở LĐTBXH TP.HCM cũng công bố thông tin đường dây nóng tiếp nhận thông tin về người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng: 028.38292.491 – 028. 38231.757 (giờ hành chính) hoặc Trung tâm xã hội: 028.35533.258 (hoạt động 24/24h).