Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Trao truyền những đặc sắc nghi thức tổ chức lễ hội

(Dân sinh) - Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc, không chỉ nơi vui chơi giải trí, còn để cho nhân dân trong cộng đồng thể hiện mong ước, nhớ ơn tổ tiên ông bà, truyền nhân đi trước để lại, những truyền thống đặc sắc của mỗi vùng quê đều có những đặc điểm riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ cúng cầu mưa, lễ cúng mừng lúa mới…, nhưng độc đáo lễ trao truyền những nghi thức tổ chức lễ hội tại Tây Nguyên.

Trao truyền những đặc sắc nghi thức  tổ chức lễ hội - Ảnh 1.

Tại lễ cúng cầu mưa tại Tây Nguyên

Trao truyền những đặc sắc nghi thức  tổ chức lễ hội - Ảnh 2.

Nghi lễ uống rượu cần tại buổi lễ cúng cầu mưa

Trong Lễ hội dân gian truyền thống là nơi hội tụ những loại hình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo đặc sắc nhất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, việc thực hiện các nghi thức của lễ không thể thiếu, vậy việc bảo tồn, gìn giữ phát huy các lễ hội dân gian cần phải có những người có uy tín, thực sự am hiểu, biết các nghi thức truyền thống một cách bài bản để truyền dạy lại cho các thế hệ sau những vấn đề liên quan đến nghi thức lễ hội, rất cần thiết.

Tuy nhiên, số lượng nghệ nhân, người già biết các nghi thức tổ chức các lễ hội hiện không còn nhiều và đang có xu hướng giảm dần do ngày càng lớn tuổi. Vì vậy, già K'Tang ở buôn N'Jriêng, xã Đắk Nia (Thị xã Gia Nghĩa), một người thuộc và thực hiện được nhiều nghi lễ truyền thống cho các buôn làng cũng đang cố gắng "truyền nghề" cho thế hệ người trẻ có sự quan tâm đến văn hóa truyền thống. "Bây giờ, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, một số lễ hội truyền thống của dân tộc như: lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới, lễ cúng thần rừng, lễ cúng mưa đầu mùa…được phục dựng lại, nên bà con, buôn làng mừng lắm. Để tổ chức các lễ hội một cách bài bản, đúng với phong tục truyền thống đòi hỏi phải có người am hiểu các nghi thức cần thiết. Vì vậy, tôi đang truyền lại cho thế hệ trẻ mà trước hết là con cái trong gia đình biết một số nghi thức cần thiết để có thể "nối nghiệp cho đời sau", đứng ra tổ chức các nghi lễ trong các lễ hội của buôn làng về sau này khi những người già như tôi không còn nữa" Già K'Tang cho hay.

Trao truyền những đặc sắc nghi thức  tổ chức lễ hội - Ảnh 3.

Lễ hội của Người dân tộc Thái tại Tây Nguyên

Tiếp đó: Già Điểu N'Jah ở buôn Bu Prăng, xã Đắk N'drung huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông cho biết: "Lễ hội dân gian là một hoạt động sinh hoạt cộng đồng của đồng bào, nên hội tụ một cách đầy đủ những loại hình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của các dân tộc ở Tây Nguyên. Trước khi diễn ra các lễ hội thì việc quan trọng nhất là thực hiện các nghi thức cúng lễ để thông báo với "thần linh" về chứng giám. Những lễ vật, vật dụng cần thiết cho việc trang trí, tổ chức các nghi lễ truyền thống của buôn làng lâu nay do một mình già tự tay chuẩn bị. Già là người cúng lễ, biết cần phải chuẩn bị lễ vật, cách bài trí như thế nào cho đúng, cho đủ lễ theo các nghi thức lễ truyền thống. Ngoài việc biết các đồ vật cúng lễ thì việc thuộc nội dung các bài cúng, nghi thức để có thể đại diện cho buôn làng "nói chuyện với thần linh", cầu mong những điều tốt đẹp, cũng cần được thực hiện một cách bài bản. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được, nếu không học hỏi, tìm hiểu ngọn ngành cách thực hiện".

Thực tế việc hình thành không gian, môi trường để các người già, có uy tín, nghệ nhân thể hiện tài năng và truyền dạy lại cho các bạn trẻ có niềm đam mê thế hệ sau những vấn đề liên quan đến lễ hội cũng rất cần thiết.

Trao truyền những đặc sắc nghi thức  tổ chức lễ hội - Ảnh 4.

Uống rượu cần tại lễ cúng cầu mưa tại Tây Nguyên

Cùng với việc nâng cao nhận thức, tạo cảm hứng, đam mê cho thế hệ trẻ đối với văn hóa truyền thống nên rất cần có sự trợ giúp của các cấp chính quyền, ngành văn hóa cấp trên trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các buôn làng có điều kiện phục dựng, phát huy lễ hội, hình thành những môi trường để người già, uy tín, nghệ nhân có điều kiện thể hiện, "truyền nghề" cho tthế hệ trẻ đam mê và những người đi sau.