Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới”

Sáng 9/3, tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, Lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan. Đây là 1 trong 18 hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, Trung Nguyên Legend là đơn vị tài trợ đặc biệt, phối hợp với Ban tổ chức Lễ hội Cà phê năm 2023 thực hiện nhiều hoạt động chính như: Lễ hội đường phố; triển lãm chuyên đề: “Lịch sử cà phê thế giới”; triển lãm ảnh nghệ thuật “Cà phê Việt Nam - Hành trình kiến tạo di sản văn hoá thế giới”...

Theo đó, Bảo tàng Thế giới Cà phê - biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam được tỉnh Đắk Lắk chọn là điểm đến đặc biệt để tổ chức 2 triển lãm về cà phê và chính thức khai mạc sáng 9/3/2023.

Là tập đoàn cà phê số 1 Việt Nam, Trung Nguyên Legend đã dành thời gian 27 năm tâm huyết, nỗ lực nghiên cứu lịch sử cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để tư duy lại một cách căn bản, toàn diện cà phê thế giới và đúc kết trong các bài khảo luận “Cà Phê Triết Đạo” đã được công bố rộng rãi đến cộng đồng hơn 4 năm liên tục, từ 2019.

Văn nghệ chào mừng tại lễ khai mạc

Văn nghệ chào mừng tại lễ khai mạc

Khi nghiên cứu về lịch sử, cội nguồn, văn hóa cà phê trên khắp thế giới, Trung Nguyên Legend nhận thấy: Cà phê có nguồn gốc từ Ethiopia và phát triển, hình thành nền văn minh cà phê Ottoman (phương Đông) rồi du nhập và phát triển bởi phương Tây tạo nên nền văn minh cà phê Roman. Từ đây, người phương Tây lại mang cà phê trở về phương Đông trồng trọt, tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn, cung ứng cho nhân loại một thức uống năng lượng không thể thiếu trong đời sống.

Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm chuyên đề tại Bảo tàng Thế giới Cà phê

Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm chuyên đề tại Bảo tàng Thế giới Cà phê

Sự dịch chuyển, phát triển, rồi quay về ấy có thể đúc kết rằng: Cà phê đã sinh ra, phát triển như một vòng tuần hoàn từ Đông sang Tây rồi lại quay trở về nguồn cội, tìm kiếm văn minh phương Đông. Nếu nhân loại đã coi phương Tây là văn minh đỉnh cao cần học hỏi nhưng các nhà khoa học, các học giả hàng đầu lại đang tìm đến những quan niệm, phong thái sống, các giá trị, ý nghĩa về đời sống Đông phương bị lãng quên hoặc đã không có trong văn hóa, đời sống Tây phương. Và trong hoàn cảnh nào, cà phê cũng xuất hiện trong hành trình tìm kiếm đó…

Hình ảnh nghi lễ  cà phê của người AROMO

Hình ảnh nghi lễ cà phê của người AROMO

Dựa trên những khảo luận của “Cà phê triết đạo”, nội dung triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới” được Bảo tàng Thế giới Cà phê xây dựng với 3 nội dung chính, xuyên suốt hơn 12 thế kỷ của ngành cà phê thế giới và Việt Nam gồm: Văn minh cà phê Ottoman, Văn minh cà phê Roman, Văn minh cà phê Thiền cùng thông điệp “cả vũ trụ trong một tách cà phê”.

Điểm đặc biệt của triển lãm là có 2 khu vực trưng bày: Trong lòng Bảo tàng Thế giới Cà phê và khuôn viên ngoài trời giúp tất cả du khách tới Buôn Ma Thuột đều có thể tham quan miễn phí.

Thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk Lắk (Ảnh Văn Thương)

Thu hoạch cà phê tại Đắk Lắk Lắk (Ảnh Văn Thương)

Du khách thưởng thức cà phê tại Bảo tàng cà phê

Du khách thưởng thức cà phê tại Bảo tàng cà phê

“Ở không gian trưng bày triển lãm ngoài trời “vành đai cà phê”, tôi được tìm hiểu về 51 quốc gia, vùng lãnh thổ, là các quốc gia dọc theo đường xích đạo, có điều kiện thổ nhưỡng giúp cây cà phê sinh trưởng và phát triển, trong đó có Việt Nam. Nội dung trên các biển thông tin dễ theo dõi, thú vị, đa dạng như: Lịch sử và quá trình phát triển ngành cà phê, sản lượng cà phê trồng được, loại cà phê nổi tiếng, thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng cũng như giá trị ngành cà phê đóng góp cho từng nền kinh tế.... thuộc mỗi quốc gia ấy. Còn không gian trưng bày triển lãm trong lòng Bảo tàng Thế giới Cà phê thì vô cùng sáng tạo, độc đáo, khéo léo kết hợp giữa nội dung, hiện vật,... giúp mỗi khu vực trưng bày trở thành một không gian nghệ thuật!” – Chị Hải A., du khách đến từ Nha Trang chia sẻ.