Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Trung Quốc: Cơn sốt viêm phổi Vũ Hán chưa dịu, tỉnh Hồ Nam lại gia tăng dịch cúm gia cầm H5N1

Vụ việc xảy ra tại một trang trại với 7.850 con gà, 4.500 trong số đó đã chết vì cúm gà. Chính quyền đã tiêu hủy 17.828 gia cầm sau khi dịch bệnh bùng phát.

Mới hôm nay, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho hay, đất nước này đã báo cáo sự bùng phát của một chủng cúm gia cầm H5N1 gây bệnh cao tại một trang trại ở thành phố Shaoyang của tỉnh Hồ Nam.

Vụ việc xảy ra tại một trang trại với 7.850 con gà, 4.500 trong số đó đã chết vì cúm gà. Chính quyền đã tiêu hủy 17.828 gia cầm sau khi dịch bệnh bùng phát. Sau vụ việc này, chính quyền địa phương đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa cần thiết để quản lý sự bùng phát virus.

Trung Quốc: Khi cơn sốt viêm phổi Vũ Hán chưa dịu, tỉnh Hồ Nam lại gia tăng dịch cúm gia cầm H5N1 - Ảnh 1.

Mới hôm nay, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho hay, đất nước này đã báo cáo sự bùng phát của một chủng cúm gia cầm H5N1 gây bệnh cao tại một trang trại ở thành phố Shaoyang của tỉnh Hồ Nam.

H5N1 là một loại vi-rút cúm truyền nhiễm cao. Một số chủng H5N1 có thể truyền sang người. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên người tại Hồng Kông năm 1997. Chính nhóm virus cũng là tác nhân gây dịch cúm trên gia cầm ở Hông Kông lúc đó.

Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2008, trên thế giới đã có 369 trường hợp người nhiễm virus H5N1 và trong đó 234 người đã tử vong. Quốc gia chịu tổn thất về người nặng nề nhất là Indonesia và Việt Nam. Đã có 10 quốc gia châu Á và châu Âu phát hiện thấy virus H5N1. Ngoài ra, hơn 120 triệu con chim (gia cầm) đã bị chết do nhiễm virus hoặc bị tiêu huỷ.

Thông thường, những virus cúm này lan truyền trên thế giới bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư, khi đó chúng là những chủng H5N1 không gây chết. Tuy nhiên, những chủng virus này có thể bị đột biến và trở thành chủng cúm gia cầm có độc tính cao nhất từ trước đến giờ. Điều này cũng tương tự như cơ chế của chủng virus H1N1 đã gây ra đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918.

(Nguồn: Reuters, Wikipedia)