Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tự hào truyền thống "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam

Trong ngày 20/10, nói về phụ nữ và công việc, chúng ta phải khẳng định không có một lĩnh vực nào nữ giới tỏ ra yếu hơn nam giới. Suốt nhiều tháng qua và cho đến thời điểm này, vẫn có hàng trăm hàng nghìn nữ y bác sĩ vẫn hàng ngày xả thân trên tuyến đầu chống dịch. Hình ảnh những nữ y bác sĩ đã để lại cảm xúc cho nhiều người về sự kiên cường, quả cảm.

Nói đến người phụ nữ Việt Nam là nói đến tinh thần dũng cảm, lòng vị tha, đức hy sinh, tính cần cù, nhẫn nại, tận tụy, thủy chung và tài năng sáng tạo. Từ buổi đầu dựng nước, những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đã tỏa sáng trong tinh thần đấu tranh quật cường, khẳng định ý chí độc lập dân tộc của Bà Trưng, Bà Triệu. Những tấm gương Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Nữ tướng Bùi Thị Xuân… đã khẳng định vai trò phụ nữ trong tham gia lãnh đạo đất nước và chống giặc ngoại xâm.

Truyền thống tự hào của phụ nữ Việt Nam - Ảnh 1.

Nói đến người phụ nữ Việt Nam là nói đến tinh thần dũng cảm, lòng vị tha, đức hy sinh, tính cần cù, nhẫn nại, tận tụy, thủy chung và tài năng sáng tạo.

Từ ngày có Đảng (năm 1930), những hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ nhất, tháng 10 năm 1930 đã chỉ rõ “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được” (Án nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị, tháng 10-1930).

Truyền thống tự hào của phụ nữ Việt Nam - Ảnh 1.

Phong trào phụ nữ Việt Nam phát triển mạnh mẽ và sâu rộng từ những năm 1930 - 1931 với nhiều hình thức hoạt động phong phú, tập hợp đông đảo phụ nữ tham gia vào cao trào đấu tranh cách mạng, đòi quyền lợi kinh tế, cải thiện đời sống, chống áp bức của đế quốc phong kiến.

Những tên gọi của Hội phụ nữ qua các thời kỳ gắn liền với trọng tâm từng giai đoạn cách mạng như tổ chức Phụ nữ Giải phóng (thời kỳ 1930 - 1936), Hội Phụ nữ Dân chủ (thời kỳ 1936 - 1939), Hội Phụ nữ Phản đế (1939 - 1941), Đoàn phụ nữ Cứu quốc (1941 - 1945). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức Hội phụ nữ đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tiêu biểu của giai đoạn này là tấm gương hy sinh của chị Nguyễn Thị Minh Khai, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương (giai đoạn 1930 - 1940).

Bước vào kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0), phong trào phụ nữ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Sự phổ biến nhiều mô hình việc làm linh hoạt, việc làm di động... sẽ giúp phụ nữ thuận lợi hơn trong cân đối việc làm với cuộc sống gia đình. Sự gia tăng nhu cầu về lao động sáng tạo sẽ làm tăng cơ hội tham gia thị trường lao động của phụ nữ. Tuy nhiên, lao động nữ trong những công việc giản đơn, chưa qua đào tạo, có tiền lương thấp dễ bị mất việc làm nhất do sự thay thế công nghệ. Những người phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số, do sự hạn chế về học vấn, đào tạo tay nghề, lại chịu nhiều áp lực hơn bởi những định kiến giới truyền thống sẽ là tầng lớp chịu nhiều rủi ro hơn cả trong vấn đề này.

Truyền thống tự hào của phụ nữ Việt Nam - Ảnh 2.

Không có một lĩnh vực nào nữ giới tỏ ra yếu hơn nam giới.

Phụ nữ Việt Nam, với truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, đặc biệt với kinh nghiệm hoạt động 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, với phẩm chất tự tin và tự trọng, sẽ nỗ lực chuẩn bị một cách tốt nhất, trang bị những kỹ năng mới, luôn tự khẳng định mình, vươn lên sẵn sàng thích ứng với những yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.

90 năm qua, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã vượt qua bao khó khăn và từng bước trưởng thành, thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Thông qua các phong trào, hoạt động của mình, Hội LHPN Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thập niên mới trong lịch sử của mình, vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới của Hội LHPN Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục được phát huy rực rỡ hơn bao giờ hết.

Đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

1. Được chuyển làm công việc nhẹ nhàng hơn

2. Được hưởng 100% lương khi nghỉ khám thai

3. Được nghỉ 6 tháng để chăm con

4. Được nghỉ trong giờ làm

5. Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

6. Không bị kỷ luật lao động

7. Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

8. Không phải làm thêm giờ hoặc đi công tác xa