Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề tương lai” cho học sinh

Thông qua Chương trình, học sinh tìm hiểu, đặt câu hỏi thắc mắc với chuyên gia, từ đó, nhận thức đúng đắn trong việc chọn nghề nghiệp. Ngoài ra, Chương trình còn cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho học sinh trong quá trình hội nhập, giúp học sinh xây dựng mục tiêu, kế hoạch và tạo động lực trong quá trình học tập.

Sáng 10-10, tại Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Đại học Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam - Bộ GD-ĐT, Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức lễ khai mạc Chương trình hướng nghiệp "Cùng bạn chọn nghề cho tương lai" lần thứ 15 năm học 2022-2023.

Phát biểu tại chương trình, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, chương trình tư vấn hướng nghiệp là một trong những hoạt động tổ chức hàng năm nhằm đem đến cho học sinh thông tin bổ ích, qua đó, có thêm cơ sở định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp. Qua 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, chương trình đã được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng thêm cơ hội tham gia cho học sinh. Trong đó, ở bậc THPT, không phải đến lớp 12 học sinh mới có nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn ngành nghề mà ngay từ lớp 10 học sinh đã quan tâm đến việc lựa chọn ngành nghề, từ đó, xác định kế hoạch học tập phù hợp.

Chương trình dự kiến tổ chức ở 100 trường tại TPHCM và 1.500 trường ở 26 tỉnh/thành phố với hơn 800.000 học sinh lớp 10, 11 và 12 các trường THPT tham dự.

Chương trình dự kiến tổ chức ở 100 trường tại TPHCM và 1.500 trường ở 26 tỉnh/thành phố với hơn 800.000 học sinh lớp 10, 11 và 12 các trường THPT tham dự.

“Mỗi năm thị trường lao động có những thay đổi mới về ngành nghề lao động. Đặc biệt, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề mới sẽ xuất hiện trong tương lai. Do đó, từ kinh nghiệm giảng dạy thực tế của các thầy cô giáo, dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực nguồn nhân lực và thị trường lao động sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức, kỹ năng lựa chọn ngành nghề phù hợp”, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM bày tỏ.

 Hiện nay, toàn TP.HCM có hơn 200 trường THPT, bên cạnh hình thức hướng nghiệp tại chỗ trực tiếp cho học sinh, đơn vị tổ chức có thêm nhiều hình thức cung cấp thông tin cho học sinh không có điều kiện tham gia trực tiếp vẫn có thể tiếp cận thông tin chính thống bằng nhiều hình thức khác nhau để tham khảo, giúp ích cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, TPHCM nói riêng, cả nước nói chung đang nỗ lực phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, đây là giai đoạn các ngành nghề thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để lựa chọn ngành nghề phù hợp, ngoài yêu cầu chuyên môn về nghề nghiệp còn đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, khả năng ngoại ngữ và tin học phù hợp. Đặc biệt trong bối cảnh cơ cấu ngành nghề phát triển theo hướng tích hợp đòi hỏi học sinh không ngừng trau dồi kỹ năng, ông Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Lê Quốc Huy, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi về ngành logistic (ảnh: SGGP).

Lê Quốc Huy, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Lương Thế Vinh đặt câu hỏi về ngành logistic (ảnh: SGGP).

Chương trình nhằm tư vấn cho học sinh về hướng học, hướng nghề, hướng trường, chọn ngành nghề, bậc học phù hợp với năng lực bản thân, kinh tế gia đình, sở thích cá nhân và nhu cầu thị trường lao động; Giới thiệu tóm tắt các ngành nghề trong xã hội; Hệ thống các loại hình đào tạo; Tìm hiểu hệ thống giáo dục nghề nghiệp: Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động trong tương lai. Thông qua Chương trình, học sinh tìm hiểu, đặt câu hỏi thắc mắc với chuyên gia, từ đó, nhận thức đúng đắn trong việc chọn nghề nghiệp. Ngoài ra, Chương trình còn cung cấp, rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho học sinh trong quá trình hội nhập, giúp học sinh xây dựng mục tiêu, kế hoạch và tạo động lực trong quá trình học tập.

Năm nay, Chương trình dự kiến tổ chức ở 100 trường tại TPHCM và 1.500 trường ở 26 tỉnh/thành phố với hơn 800.000 học sinh lớp 10, 11 và 12 các trường THPT tham dự.