Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tuyển sinh 2022: Chọn ngành nghề nên được cân bằng giữa các yếu tố

Mỗi mùa tuyển sinh, việc chọn ngành nghề cho thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT lại trở thành nỗi trăn trở của không ít học sinh và các bậc phụ huynh. Trong đó, việc mắc sai lầm chọn sai ngành nghề cũng không phải là hiếm.

Theo các chuyên gia, thí sinh chọn ngành nghề nên được cân bằng giữa các yếu tố.

Theo các chuyên gia, thí sinh chọn ngành nghề nên được cân bằng giữa các yếu tố.

Những sai lầm khi chọn ngành nghề

Theo khảo sát của ngành Giáo dục TP Cần Thơ trên 12.000 học sinh thành phổ năm học 2020 – 2021: Có 55% học sinh không biết cách chọn ngành, nghề phù hợp; 45,2% học sinh không biết mình thích gì, giỏi gì; 77,6% mong muốn được tư vấn cách thức chọn nghề phù hợp với năng lực và đam mê bản thân…

Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục chỉ ra rằng, các em học sinh thường mắc phải sáu sai lầm sau khi chọn ngành nghề, đó là: Chọn nghề theo trào lưu; Dựa vào duy nhất năng lực học tập; Chọn nghề được xã hội trọng vọng; Chọn nghề vì lý do kinh tế; Tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học; Dành ít thời gian để tìm hiểu nghề nghiệp.

Có lẽ các em học sinh còn quá “non nớt”, thiếu kinh nghiệm sống để định hướng được con đường tương lai của mình, do đó các em cần nhất là một người định hướng, soi đường, tư vấn cho các em trong quá trình ra quyết định mà phần lớn đối tượng đó là phụ huynh và giáo viên. Tuy nhiên, không ít phụ huynh cũng phạm phải sai lầm trầm trọng khiến các em theo học ngành nghề không thực sự phù hợp với mình.

Chuyên gia chỉ ra một số “lỗi” mà phụ huynh hay mắc phải khi định hướng nghề nghiệp cho con như: Thiếu sự lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn của con; Áp đặt ý kiến cá nhân, lấn át ý kiến của con; Coi trọng hình thức, vẻ hào nhoáng của nghề nghiệp; Sắp đặt sẵn lộ trình cho con; Chọn nghề không phù hợp với năng lực của con; Thiếu hiểu biết, không quan tâm tới định hướng nghề nghiệp; Chú ý cơ hội việc làm hơn khả năng phát huy sở trường của con…

Hậu quả là nhiều học sinhhọn sai ngành, sai trường dẫn đến tỉ lệ sinh viên bỏ ngang việc học hay ra trường làm trái ngành rất cao. 

Kết quả khảo sát của của Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Tâm lý thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng: Có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ. Có đến 75,6% sinh viên cho biết, họ ít thỏa mãn với nghề đã chọn, vào học mới biết không hợp; hay 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau…

 

 Chọn ngành nghề nên được cân bằng giữa các yếu tố

Thực tế, nhiều em cho rằng cứ học ngành “hot” rồi sẽ có việc làm, hay học ở một trường “top” rồi sau này ra làm trái ngành cũng không sao. Thực tế, việc chọn sai ngành rồi thi sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc của các em và gia định, những em học lại sẽ có xuất phát chậm hơn các bạn khác, phải nỗ lực gấp nhiều lần để đuổi kịp các bạn đồng trang lứa.

Tương tự, nếu các em học và làm trái ngành, khi ra trường sẽ phải bắt đầu một hành trình hoàn toàn mới, chắc chắn sẽ khó khăn hơn những bạn chọn đúng ngành ngay từ đầu rất nhiều.

Do vậy, các em học sinh không nên lựa chọn ngành dựa trên ý kiến chủ quan cá nhân hay của bạn bè, hãy xin lời khuyên của phụ huynh, giáo viên hoặc những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp uy tín để có được câu trả lời khách quan và phù hợp nhất.

Việc chọn ngành nghề nên được cân bằng giữa các yếu tố: Sở thích cá nhân; Tính cách, năng lực; Xu hướng nghề nghiệp của xã hội; Điều kiện kinh tế của gia đình. Đặc biệt, các em không nên chọn ngành nghề mà bản thân chưa thực sự hiểu rõ, như môi trường học, những khó khăn thách thức có thể gặp phải, cơ hội nghề nghiệp…

Ngoài ra, việc chọn ngành nghề quyết định phần lớn tương lai của các em, do đó không được chủ quan khi ra quyết định để tránh gặp phải những sai lầm đáng tiếc.