Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Ung thư và tin đồn: Làm thế nào để nhận biết?

Sau thành công của 2 số đầu tiên, từ 20-22h (giờ Việt Nam) ngày 28/4/2022 tới đây, sẽ diễn ra hội thảo online Ung thư và tin đồn do MetaMinds tổ chức với sự đồng hành của Thương hiệu sách y học MedInsight, Công ty Công nghệ eDoctor và Dự án Y học Cộng đồng.

Chương trình có sự tham gia của 03 diễn giả gồm:

1. TS. BS. Phạm Nguyên Quý. Bác sĩ Nguyên Quý hiện là bác sĩ điều trị tại Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren; nghiên cứu viên tại Khoa Y, Đại học Kyoto; Anh cũng là đồng sáng lập và Trưởng dự án Y học cộng đồng.

2. TS. BS. Đào Thị Yến Phi. Bác sĩ Yến Phi là Nguyên trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Giảng viên chính ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cố vấn chuyên môn hệ thống phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, ngoài ra, bác sĩ Phi còn là cộng tác viên báo đài mảng y khoa, dinh dưỡng.

3. TS. BS. Tuấn Anh - Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K. Bác sĩ Tuấn Anh có rất nhiều kiến thức thực tiễn trong điều trị ung thư, với kinh nghiệm nhiều năm công tác tại cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư.

Dẫn dắt, điều phối chương trình là ThS. BS Nhi khoa Nguyễn Thị Ngọc Nga - Trường Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Nga là một trong những bác sĩ trẻ vừa có năng lực chuyên môn, vừa có những hoạt động cộng đồng sôi nổi.

Theo thống kê của GLOBOCAN (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế), năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Mặt khác, báo cáo năm 2020 của Cơ quan nghiên cứu và phân tích toàn cầu (EIU) thuộc tạp chí The Economist về khả năng kiểm soát ung thư của 10 quốc gia thuộc châu Á Thái Bình Dương, đăng trên Sáng kiến ung thư thế giới cho thấy, gần 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tử vong. Cũng theo báo cáo EIU, tại Việt Nam, ung thư đứng hàng thứ 2 (chiếm 17,9%) trong các trường hợp tử vong do nguyên nhân bệnh tật.

GS. TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, bệnh ung thư đã và đang là gánh nặng trên toàn cầu, với hơn 19,2 triệu ca mắc mới, gần 10 triệu ca tử vong năm 2020. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có 182.000 ca mắc mới ung thư, gần 123.000 ca tử vong. 

Trong khi các đơn vị y tế chính thống nỗ lực truyền tải những thông tin thực tế có tính khoa học, thì những tin đồn về tác nhân gây ung thư, những bài thuốc, phương pháp điều trị "thần kỳ",… cũng xuất hiện tràn lan trên mạng. Không có khảo sát nào cho biết số ca bệnh gặp kết cục xấu vì theo các liệu pháp dân gian hay "lang băm", nhưng đoán chừng con số cũng không nhỏ.

Những tin đồn lan truyền trên mạng gây rất nhiều khó khăn cho các y bác sĩ trong việc khám và điều trị ung thư. Nhiều bệnh nhân do quá tin vào những thông tin trên mạng mà không nghe theo lời khuyên của bác sĩ, cuối cùng dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Trong khi các bác sĩ thường cố gắng giảng giải cho bệnh nhân hiểu về điều trị tiêu chuẩn trong tình huống căn bệnh, với nhiều bằng chứng khoa học nhất, mang lại khả năng thắng lợi cao nhất thì nhiều người bệnh lại nghĩ rằng "tiêu chuẩn" chỉ là kiểu "trung bình", kiểu "đại trà". Và họ muốn phương pháp nào đó đặc biệt hơn, thần kỳ hơn.

Vậy, thực tế ung thư là gì? Và thực trạng tin đồn về ung thư đang diễn biến ra sao? Cùng đón xem Med Talks số thứ ba với chủ đề “Ung thư và tin đồn”.

IMG_0652 (1)

Độc giả theo dõi trực tiếp hội thảo trên Fanpage của Med Talk/ MedInsights/ Edoctor và Dự án Y học Cộng đồng hoặc đăng ký tham gia chương trình qua zoom tại các fanpage trên.