Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Mới sinh, bé trai bị béo phì nhưng lại thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng

(Dân sinh) - Bị ba mẹ bỏ rơi, cháu sống chật vật với bà nội và bà chỉ đủ điều kiện nuôi con. Bé lớn dần với một cơ thể to béo nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.

 Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố (TP.HCM) cho biết bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị một bé trai bị béo phì, nhưng lại thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng do thường xuyên uống sữa đặc có đường.

Bé mới 6 tháng tuổi nhưng đã nặng hơn 9kg trông như một 'tiểu sumo', nhưng lại thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng khiến da xanh xao phải nhập viện cấp cứu để truyền máu.

Uống sữa đặc có đường từ lúc mới sinh, bé trai bị béo phì nhưng lại thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng - Ảnh 1.

Bé trai bị béo phì, nhưng thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng do uống sữa đặc có đường. Ảnh: BVCC

Qua khai thác bệnh sử được biết, bé trai này đã bị cha mẹ bỏ rơi sau khi sinh và phải sống với bà nội. Vì điều kiện khó khăn để cho bé uống. Từ đó, bé lớn dần với một cơ thể to béo, nhưng thiếu toàn bộ dinh dưỡng và vi chất.

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh – Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị thiếu máu, thiếu sắt mức độ nặng, thể tích khối hồng cầu trodfuuiugng máu còn 16% (bình thường theo tuổi ít nhất trên 30%).

Vừa giận vừa thông hoàn cảnh hai bà cháu, ngay sau đó, nhân viên y tế đã xuống siêu thị tiện ích ở bệnh viện mua ngay cho bé hộp sữa công thức phù hợp tuổi, sau khi bồi hoàn truyền máu đúng chỉ định. Bác dành thời gian cẩn thận hướng dẫn người nhà cách cho uống sữa cùng chế độ ăn dặm cân đối sắp tới để bù vi chất và sắt cho cháu. Bác sĩ Minh chia sẻ.

Uống sữa đặc có đường từ lúc mới sinh, bé trai bị béo phì nhưng lại thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng - Ảnh 2.

Sau thời gian điều trị đến hôm nay bé vẫn còn béo nhưng đã hồng hào, khí chất tươi tắn hơn hẳn

Theo bác sĩ Minh, việc chăm sóc bé trai bị béo phì trong tình trạng thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng như trên khiến các bác sĩ hết sức cực, nhiều lần cân não. Khi bé nôn ói, tiêu chảy hay rối loạn đường huyết, có khi mất nước mà không biết vì nhiều mỡ quá, không rõ được các dấu hiệu mất nước... Việc tính liều dịch truyền bù sao cho chuẩn cũng rất khó, vì cân nặng thực quá khác so với cân nặng lý tưởng…

“ Sau thời gian điều trị đến hôm nay bé vẫn còn béo nhưng đã hồng hào, khí chất tươi tắn hơn hẳn”, bác sĩ Minh cho biết.

Qua sự việc trên, bác sĩ Minh khuyến cáo các phụ huynh, khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần cho ăn dặm, chế độ ăn phải cân bằng đủ 4 nhóm gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là bổ sung nguồn đạm từ động vật. Mỗi trẻ đều có chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. 

Nếu nghi ngờ trẻ thiếu máu hay mắc bệnh lý, phụ huynh cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, phụ huynh nên tiếp cận bác sĩ chuyên khoa nhi, và dinh dưỡng để đưa ra giải pháp hợp lý nhất cho trẻ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần thay đổi suy nghĩ mập mạp mới tốt, mập mạp là đầy đủ dinh dưỡng vi chất. “Thực ra bé mập chỉ thích mỗi cái nhìn dễ thương, đã mắt và được khen nuôi con giỏi nhưng lại tác hại y khoa. Nuôi con hãy theo sự tăng trưởng toàn diện, đừng nuôi theo lời của những người xung quanh. Con bụ bẫm, trắng trẻo nhìn thật thích, chỉ muốn véo má, muốn hôn, nhưng hãy cân nhắc tác hại trước mắt và về lâu dài, lẫn những tác hại y khoa”, bác sĩ Minh nói.