Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Vì sao bố động viên con mỗi ngày tốt hơn mẹ

Tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) đã khẳng định người cha là một trong những nguồn lực tốt nhất nhưng chưa được tận dụng tối đa trong gia đình.

Giám đốc Chương trình Phát triển tuổi thơ UNICEF toàn cầu, Tiến sĩ Pia Britto cho biết: "Không chỉ là người đứng thứ 2 hay chỉ là người hỗ trợ chăm sóc con cái, người cha chính là một trong những nguồn lực tốt nhất giúp cho sự phát triển của trẻ em.

Chúng ta cần nhận thức đầy đủ và tận dụng tối đa vai trò này nếu muốn mang lại cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Vì vậy, những lời nói của người cha hằng ngày là một đóa hoa, cũng có thể là thanh kiếm, vừa xoa dịu sự tổn thương trên đường đi, cũng có thể khiến con đường ấy đầy gai nhọn. Lời nói của cha ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con.

4 CÂU BỐ NÊN THƯỜNG XUYÊN NÓI VỚI CON

1. Bố yêu con nhưng bố không muốn con làm thế này

Trong cuộc sống, nhiều lúc con không thể tránh khỏi những sai lầm. Nhiều người cha nóng giận thường quát mắng, nhiếc móc con. Họ đem kết quả ra và phán xét một cách chủ quan, không cần tìm hiểu nguyên nhân phía sau.Chẳng hạn như khi con bị điểm kém, bố thường hay nói những câu tổn thương: "Con ngốc thế" hay "Con không biết động não à?". Đây là kiểu câu phủ nhận toàn bộ sự nỗ lực, cố gắng của trẻ. Trẻ sẽ trở nên mặc cảm, mất tự ti và không muốn sửa sai.

Chúng ta cần nhận thức đầy đủ và tận dụng tối đa vai trò này nếu muốn mang lại cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.

Chúng ta cần nhận thức đầy đủ và tận dụng tối đa vai trò này nếu muốn mang lại cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.

Thay vì nhiếc móc con, người cha có thể nhẹ nhàng nói với con: "Bố yêu con nhưng không muốn con làm thế này. Chúng ta cùng nhau tìm ra lỗi sai nhé!". Trước thái độ dịu dàng, trẻ sẽ nhìn lại vấn đề và tìm cách khắc phục. Thật ra, khi một đứa trẻ mắc lỗi, điều khao khát nhất là cảm giác an toàn từ bố mình.

2.Con làm điều này là đúng, con đã đi được một chặng đường rồi đấy

Con làm sai thì bố nên phê bình nhưng con làm đúng, bố cần khen ngợi để con tiến bộ. Đặc biệt, trong giai đoạn trẻ còn nhỏ, việc khen ngợi có tác dụng khẳng định nỗ lực của trẻ và là nguồn động viên để trẻ phấn đấu hơn nữa. Người cha cần nắm vững nghệ thuật khen con, hãy nêu cụ thể sự tiến bộ của con. Chẳng hạn như: "Con làm rất tốt, kỳ thi này con đã tiến bộ" hay "Con thật giỏi, chúc mừng con đã làm đúng các câu hỏi, cha thấy con tiến bộ hơn rồi!".

Hãy không ngừng khuyến khích bằng việc ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của con.

3. Bố tin tưởng vào quyết định của con

Việc trẻ học cách tự quyết định là điều rất quan trọng. Nhưng người cha cần luôn theo dõi con, không giao hết mọi việc lớn nhỏ, vượt quá khả năng của con. Hãy cho con tự quyết định những việc không quan trọng. Đây cũng là cơ hội để con trải nghiệm những ảnh hưởng từ quyết định đưa ra.

Ngoài ra, việc quyết định một số việc còn giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm, sự tự giác, dám đối mặt với khó khăn. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn, vững vàng trước sóng gió cuộc đời.

4. Bố đã đặt ra quy tắc, chúng ta hãy tuân thủ

Trong quá trình con khôn lớn, cần xây dựng những quy tắc ràng buộc đối với trẻ. Điều này giúp con hình thành nhân phẩm đạo đức, biết phân biệt đúng sai. Khi các quy tắc được lập ra sẽ ràng buộc trẻ, buộc trẻ phải tuân theo. Tuy nhiên, bố không nên xây dựng quy tắc một cách cứng nhắc, hãy cùng con thảo luận để lập ra. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy mình có tiếng nói, được tôn trọng và trở nên nghe lời.