Quay lại Dân trí
Dân Sinh

ASEAN tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm ma túy trên biển

Hàng năm có khoảng 420 triệu container được vận chuyển bằng đường biển trên toàn thế giới, trong khi đó số container được kiểm soát chưa đến 2%, tiềm ẩn nguy cơ các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng để vận chuyển bất hợp pháp ma túy, tiền chất, các mặt hàng cấm…

ASEAN tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm ma túy trên  biển - Ảnh 1.

Hội thảo Tổ công tác ASEAN về phòng, chống ma túy qua đường biển lần thứ 4

Đây là thông tin tại hội thảo Tổ công tác ASEAN về phòng, chống ma túy qua đường biển lần thứ 4 do Bộ Công an tổ chức, diễn ra trong 2 ngày  9, 10/9, tại Hà Nội. Khoảng 60 đại biểu đại diện cho 9 nước thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN và nước đối thoại Trung Quốc tham dự. Hội thảo nằm trong chuỗi các Hội nghị được tổ chức theo sáng kiến của Bộ Công an để bàn về giải pháp ứng phó kịp thời trước diễn biến phức tạp của tình hình ma túy trong nước thời gian qua.

Hội thảo thống nhất cơ chế hợp tác Tổ công tác ASEAN phòng, chống ma túy qua đường biển là một khuôn khổ quan trọng của khu vực, tiếp tục đóng vai trò như một diễn đàn để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác giữa các nước trong phòng, chống ma túy qua đường biển. Khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm duy trì và tăng cường hơn nữa các hoạt động phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy nói chung và tội pham ma túy qua đường biển nói riêng giữa các nước thành viên ASEAN.

ASEAN tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm ma túy trên  biển - Ảnh 2.

Từ năm 2004 đến nay, thế giới đã thu 265 tấn cocaine, 71 tấn cần sa, hơn 6 tấn heroin, gần 2 nghìn tấn tiền chất sản xuất ma túy và hơn 1 tấn chất hướng thần trên tuyến đường biển

Hội thảo thống nhất rằng cơ chế hợp tác Tổ công tác ASEAN phòng, chống ma túy qua đường biển là một khuôn khổ quan trọng của khu vực, tiếp tục đóng vai trò như một diễn đàn để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác giữa các nước trong phòng, chống ma túy qua đường biển; khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm duy trì và tăng cường hơn nữa các hoạt động phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy nói chung và tội phạm ma túy qua đường biển nói riêng giữa các nước thành viên ASEAN.

Trung tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua đường biển, đặc biệt là trên tuyến đường biển quốc tế đã và đang diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Theo số liệu của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, hàng năm có khoảng 420 triệu container được vận chuyển bằng đường biển trên toàn thế giới, trong khi đó số container được kiểm soát chưa đến 2%, tiềm ẩn nguy cơ các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng để vận chuyển bất hợp pháp ma túy, tiền chất, các mặt hàng cấm…

Từ năm 2004 đến nay, thế giới đã thu 265 tấn cocaine, 71 tấn cần sa, hơn 6 tấn heroin, gần 2 nghìn tấn tiền chất sản xuất ma túy và hơn 1 tấn chất hướng thần trên tuyến đường biển. Trong khu vực ASEAN, lực lượng chức năng cũng đã triệt phá nhiều vụ ma túy với quy mô lớn trên tuyến đường này.

Điển hình, trong năm 2018, lực lượng phòng, chống ma túy Malaysia đã triệt phá 2 vụ án ma túy lớn, thu giữ hơn 2 tấn methamphetamine được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng Klang, Malaysia; cùng năm 2018, lực lượng phòng, chống ma túy Indonesia đã triệt phá 2 vụ án vào qua đường biển, thu giữ gần 2,7 tấn methamphetamine được vận chuyển từ Trung Quốc; đầu năm 2019, lực lượng phòng, chống ma túy Việt Nam cũng triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy từ Tam Giác Vàng về Việt Nam sau đó đi nước ngoài bằng đường biển, thu giữ 578 kg ma túy đá.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kết quả phòng ngừa, phát hiện bắt giữ tội phạm ma túy trên tuyến đường biển còn nhiều hạn chế. Tội phạm ma túy tiếp tục lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đi đường biển để vận chuyển ma túy trái phép với sự chỉ đạo, cấu kết của các đối tượng mua bán, vận chuyển. Ma túy được trung chuyển qua nhiều nước để tới điểm đích, điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng các nước trong việc điều tra, xác định các đường dây và các đối tượng cầm đầu.

Khởi nguồn từ mong muốn xây dựng một cơ chế hợp tác đa phương về công tác phòng, chống ma tuý giữa các nước ASEAN nhằm ứng phó có hiệu quả với tội phạm ma túy tại cảng biển, năm 2016, sáng kiến Hội thảo Tổ công tác về phối hợp ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại cảng biển đã ra đời.

Tổ công tác ASEAN về phòng, chống ma túy tại cảng biển đã trải qua 4 năm hình thành và phát triển. Trong bối cảnh nguồn lực của quốc tế dành cho công tác phòng, chống ma túy suy giảm, bên cạnh một số yếu tố khách quan khác, chúng ta có thể nhận thấy kết quả hợp tác phòng, chống ma túy thông qua cơ chế khuôn khổ hợp tác này còn một số nội dung cần tiếp tục cải thiện trong thời gian tới.

Đó là, cơ chế trao đổi thông tin chưa được duy trì thường xuyên, định kỳ, chưa phát huy hiệu quả đường dây nóng, đầu mối hợp tác của các nước; hoạt động xác lập, điều tra chuyên án chung bước đầu đã được vận dụng, tuy nhiên chưa đi vào chiều sâu, mới dùng lại ở hoạt động phối hợp trao đổi thông tin, điều tra đơn lẻ của mỗi quốc gia.

Trong 4 năm qua, Cơ chế hợp tác phòng, chống ma tuý tại cảng biển đã trở thành diễn đàn hợp tác đa phương quan trọng trong khuôn khổ ASEAN. Đây là cơ chế hợp tác thống nhất với sự cam kết, quyết tâm của các cơ quan thực thi pháp luật phòng, chống ma túy của các nước thành viên ASEAN và sự ủng hộ hiệu quả, nhiệt tình của các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực.