Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Giá vàng hôm nay 15/10: Vàng 9999, SJC tăng giá mua vào, người dân giữ vàng chờ cơ hội

Vàng 9999, vàng SJC hôm nay 15/10 tăng khá mạnh chiều mua vào để tăng nhu cầu bán ra của người dân. Tuy nhiên, tâm lý của người dân là đợi vàng tăng thêm nữa mới bán ra để chốt lời.


Giá vàng trong nước hôm nay 15/10

Giá vàng SJC hôm nay 15/10 của tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội tăng nhẹ lên mức 41,50 triệu đồng/lượng (mua vào) nhưng giảm 150.000 đồng/lượng chiều bán ra còn 41,75 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng SJC hôm nay 15/10 tăng 200.000 đồng/lượng lên mức 41,50 triệu đồng/lượng (mua vào) nhưng giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra còn 41,80 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC hôm nay 15/10 của công ty tập đoàn vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC thị trường TP.HCM giảm 270.000 đồng/lượng còn 41,50 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,77 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng 9999 của Phú Quý hôm nay 15/10 niêm yết mức 4.125.000 đồng một chỉ (mua vào) và 4.175.000 đồng một chỉ (bán ra).

Giá vàng 9999 hôm nay 15/10 của công ty tập đoàn vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thị trường TP.HCM còn 4.149.000 đồng một chỉ và 4.194.000 đồng một chỉ bán ra.

Giá vàng ta hôm nay 15/10 niêm yết chiều mua vào 4.149.000 đồng một chỉ, bán ra 4.194.000 đồng một chỉ.

Giá vàng hôm nay 15/10: Vàng 9999, SJC tăng giá mua vào, người dân giữ vàng chờ cơ hội - Ảnh 1.

Giá vàng thế giới hôm nay 15/10

Đầu giờ sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.493 USD/ounce. Giá vàng hôm nay cao hơn 16,4% (210 USD/ounce) so với đầu năm 2019.

Giá vàng thế giới tăng trở lại trong bối cảnh các thị trường chứng khoán thế giới suy yếu. Kỳ vọng vào thương mại Mỹ-Trung cũng như Brexit giảm dần. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi tín hiệu u ám.

Sự hứng khởi từ những kết quả cuộc đàm Mỹ-Trung tại Washington cuối tuần trước đã không còn nữa sau khi các nhà đầu tư nhận thấy những mâu thuẫn cốt lõi giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nguyên. Tất cả đều được đưa sang giai đoạn 2. Trong khi đó, thỏa thuận giai đoạn 1 cũng chưa có gì là chắc chắn. Có nhiều báo cáo cho thấy Trung Quốc muốn có thêm nhiều cuộc đàm phán nữa trước khi ký thỏa thuận giai đoạn 1.

Về phía Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng vừa đưa ra khẳng định cho biết, chính sách thuế quan bổ sung đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc có thể sẽ được áp dụng trong tháng 12 nếu không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện với Trung Quốc.

Cuối tuần trước, Tổng thống Donald Trump thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1. Ông Trump nói rằng thỏa thuận chưa được viết ra và có thể mất tới 5 tuần để kết thúc giai đoạn 1

Còn theo các chuyên gia trên, Bloomberg, thỏa thuận Mỹ-Trung cuối tuần vừa qua mới chỉ là cái bắt tay và do vậy thương chiến Mỹ - Trung sẽ không sớm hạ nhiệt và rủi ro kinh tế vẫn kéo dài. Mỹ và Trung Quốc vẫn gặp bế tắc trong những vấn đề cốt lõi bao gồm chuyển giao công nghệ và an ninh quốc gia.

Ở châu Âu, thỏa thuận để nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) vẫn bế tắc, chưa có đột phá nào.

Cuộc đàm phán Brexit đang diễn ra tại Brussels (Bỉ) nhưng đa số những người tham gia cho biết, giữa hai bên vẫn tồn tại quan điểm khác biệt về cách thức quản lý hoạt động thương mại và thuế quan trên đảo Ireland.

Thủ tướng Anh Boris Johnson thậm chí đã thông báo với nội các sẵn sàng đối mặt với một kết cục "lơ lửng" trong bối cảnh nước Anh buộc phải rời khỏi ngôi nhà chung EU vào hạn chót theo kế hoạch là ngày 31/10.

Trong khi đó, triển vọng nền kinh tế thế giới lại u ám hơn sau khi Trung Quốc công bố xuất khẩu trong tháng 9 sang Mỹ giảm 22% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 3,2% trong tháng 9; giảm khẩu giảm 8,5%.