Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Bình Dương, bình đẳng giới - chìa khóa chấm dứt bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em

“Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới (BĐG) và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới do UBND tỉnh tổ chức năm qua. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả tháng hành động, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng cho năm 2022.

BĐG là tiêu chí của tiến bộ, văn minh

Thực hiện hướng dẫn của Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Hàng năm, UBND tỉnh đều tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Ngoài lễ phát động cấp tỉnh, các thị xã, TP và huyện đều tổ chức các hoạt động truyền thông thu hút đông người quan tâm theo dõi. Cụ thể, tại lễ phát động Tháng hành động trên địa bàn huyện Bàu Bàng, 450 đại biểu đã tham gia diễu hành quanh các trục đường chính với nhiều khẩu hiệu, như: “Thực hiện BĐG là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”, “BĐG là chìa khóa để chấm dứt bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em”, “Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em”…

Một xã hội văn minh trước hết phải là một xã hội an toàn cho tất cả mọi người, bao gồm phụ nữ và trẻ em.

Một xã hội văn minh trước hết phải là một xã hội an toàn cho tất cả mọi người, bao gồm phụ nữ và trẻ em.

Bà Bạch Thị Thu Hương, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bàu Bàng, cho biết tại lễ phát động, huyện đã tổ chức các hoạt động truyền thông, tăng cường tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động của tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế, như: Truyền thông trực tiếp; treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích; tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở ở các xã, phường, thị trấn; các trang thông tin điện tử, báo điện tử và các mạng xã hội.

 

Theo bà Đặng Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP.Thủ Dầu Một, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là tội ác, cản trở sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của toàn xã hội. Bạo lực trong bối cảnh Covid-19 càng làm gia tăng áp lực về tinh thần, vật chất đối với gia đình và xã hội. “Một xã hội văn minh trước hết phải là một xã hội an toàn cho tất cả mọi người, bao gồm phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, tôi rất ủng hộ việc xây dựng một môi trường mà trong đó mọi người được chung sống an toàn, được bảo đảm các nhu cầu thiết yếu, phụ nữ và trẻ em được bảo vệ và tạo điều kiện để phát triển bình đẳng”, bà Hà nói.

Đề cao tính chủ động của cá nhân

Tháng hành động là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh; qua đó, thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Xác định rõ ý nghĩa của tháng hành động, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền về các chính sách an sinh xã hội, BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; đồng thời tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, các thành viên gia đình, người làm công tác BĐG và trẻ em.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền về các chính sách an sinh xã hội, BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền về các chính sách an sinh xã hội, BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, trong tháng hành động, các địa phương cũng đã thực hiện giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là các vụ bạo lực diễn ra trong môi trường gia đình, trong thời gian cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Theo bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động vì BĐG tại các địa phương đã tuân thủ các quy định của cơ quan y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các địa phương cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng tháng hành động.

Tháng hành động là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh; qua đó, thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tháng hành động là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tháng hành động là điểm nhấn, tạo nên một chiến dịch truyền thông vì BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Minh Quốc Cường – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết, đại dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, đầu năm 2020 đã khiến cho tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng. Đánh giá nhanh về thực trạng bạo lực đổi với phụ nữ và trẻ em do tác động của đại dịch Covid-19 của Liên hiệp quốc cho thấy trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có hơn 1 phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực do chồng hoặc bạn trai gây ra (tỷ lệ 37,8%); hơn một nửa phụ nữ bị bạo lực trong thời gian diễn ra đại dịch Covid- 19 không chia sẻ với ai (tỷ lệ 51,8%).

 Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2021 ước tính đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến trình thu hęp khoảng cách giới tương đương “một thế hệ". Tại Việt Nam, khủng hoảng Covid-19 đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ. Khi đại dịch xuất hiện, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ trong quý IV năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 (từ 1,9% lên 3,24%); gánh nặng kinh tế cùng những áp lực về tâm lý, sức khỏe gây ảnh hưởng lên nhiều gia đình, trong đó phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị tác động về nhiều mặt.

Ông Lê Minh Quốc Cường - GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương hiện, các số liệu bước đầu thu thập được về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh rất khả quan.

Ông Lê Minh Quốc Cường - GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương hiện, các số liệu bước đầu thu thập được về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh rất khả quan.

“Bình Dương là một trong những tỉnh có số lượng người nhiễm Covid-19 nhiều. Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội. Tuy nhiên tỉnh đã thực hiện và ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19, trong đó có chính sách hỗ trợ thêm cho lao động nữ mang thai, lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi; trẻ em là F0, F1; trẻ em bị mồ côi do Covid-19. Các chính sách hỗ trợ lương thực, thực phẩm, tiền thuê trọ cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm bớt khó khăn cho người lao động, hạn chế các khả năng căng thăng, khủng hoảng dẫn đến bạo lực gia đình hoặc làm gián đoạn việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái”, ông Cường chia sẻ.

Hiện, các số liệu bước đầu thu thập được về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh rất khả quan như: Tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV của tỉnh đạt 20%; tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026 đạt 31,93%, cao hơn so với nhiệm kỳ trước. Số vụ bạo lực gia đình 6 tháng đầu năm 2021 là 17 vụ, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020; 100% nạn nhân và người gây bạo lực đều được tư vấn, hỗ trợ. Phụ nữ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn trong phát triển sự nghiệp và được hỗ trợ công việc gia đình. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh bùng phát, chị em phụ nữ là lực lượng quan trọng tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh.