Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Ca COVID-19 mới trong nước giảm gần 500 ca so với ngày trước đó

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.403.302 ca nhiễm COVID-19. Ngày 28/8 có 1.705 ca COVID-19 mới; giảm gần 500 ca so với hôm qua; Trong ngày có gần 10.000 bệnh nhân khỏi, 1 trường hợp tại Hà Nội tử vong.

Theo Bộ Y tế, ngày 28/8 có 1.705 ca COVID-19 mới; giảm gần 500 ca so với hôm qua; Trong ngày có gần 10.000 bệnh nhân khỏi, 1 trường hợp tại Hà Nội tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.403.302 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.929 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã  khỏi đến nay là: 10.150.122 ca; Trong số các trường hợp đang theo dõi, giám sát có 99 trường hợp đang thở ô xy là 99 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 85 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 6 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74; trong 07 ngày qua cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.500 ca mắc mới mỗi ngày (có ngày ghi nhận trên 3.000 ca), số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại. 

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc xin, lợi ích, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến thể mới của COVID-19.

Theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2; giám sát sự lưu hành của virus SARS-CoV-2 để phát hiện các biến thể và các biến thể phụ khác của virus thường xuyên đánh giá cấp độ dịch để kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP; tăng cường giám sát phát hiện sớm, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, hạn chế các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong.

Sáng 29/8, tại Phú Yên, Bộ Y tế và Unicef cùng UBND tỉnh Phú Yên phát động Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 "vui Trung thu và tựu trường an toàn'.

Bí thư tỉnh uỷ Phú Yên Phạm Đại Dương và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tham dự lễ phát động.

Chiến dịch nhằm lan tỏa thông điệp cho nhiều đối tượng người dân trên khắp mọi miền tổ quốc (thành thị, nông thôn, khu công nghiệp, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo) hưởng ứng chiến dịch và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh bằng việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng có nguy cơ cao và trẻ em.

Đồng thời cung cấp các thông tin minh bạch, kịp thời, chính xác đến các cơ quan báo chí về tình hình dịch bệnh COVID-19 và tiêm chủng vaccine phòng COVID 19. Qua đó, chiến dịch truyền thông sâu rộng, vận động người dân tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng phòng COVID-19 để chung tay cùng ngành y tế và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế cho biết sau gần 4,5 tháng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, cả nước tiêm được gần 15,2 triệu liều vaccine. Hiện chỉ còn 2 ngày nữa để đạt mục tiêu đề ra về tiêm cho trẻ trong độ tuổi này nhưng nhiều địa phương có tỉ lệ tiêm rất chậm, thấp; trong đó 1 tỉnh tiêm mũi 2 mới đạt 19,7%.

Đối với tiêm mũi 1, có 9.240.404 trẻ (82,9%) được tiêm. Tỉnh thành có tỉ lệ tiêm thấp là Đà Nẵng (58,6%); Quảng Nam (58,0%); Bình Thuận (66,3%); TP.HCM (54,8%); Bình Dương (60,6%).

Ở mũi tiêm thứ 2, có 5.957.895 trẻ được tiêm (53,4%). Tỉnh thành có tỉ lệ tiêm thấp là Đà Nẵng (21,3%); Quảng Nam (19,7%); Đắk Lắk (35,5%); TP.HCM (31,5%); Bình Dương (27,2%).

Tỷ lệ tiêm mũi 3 và mũi 4 cho các đối tượng theo hướng dẫn tại nhiều địa phương vẫn chậm, dù Bộ Y tế đã liên tục đôn đốc, hướng dẫn.