Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cà Mau đã tìm ra nguyên nhân cua chết bất thường trên diện rộng

Ngày 26/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) tỉnh Cà Mau cho biết, đã tìm được nguyên nhân cua nuôi của nhiều hộ dân bị chết bất thường.

Theo báo cáo của Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu, cua bệnh chết nhiều trong giai đoạn hiện nay là do ký sinh trùng giáp xác chân tơ trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng ký sinh trong xoang thân cua, xâm nhập vào mô cơ, gan, tim của cua. Tỷ lệ cua nhiễm bệnh lên đến 93,1%, mật độ nhiễm cao nhất là 17 ký sinh/cua.

Bên cạnh đó, vi khuẩn V.parahaemolyticus là tác nhân cơ hội thứ 2 hiện diện trong nước nuôi, cơ, gan cua với mật độ khá cao >1.000 CFU/ml/(gram) là tác nhân có nguy cơ gây bệnh cho cua nuôi và nguy cơ gây bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi cùng môi trường. Qua phân tích mô học, không phát hiện tác nhân gây bệnh khác qua mẫu được phân tích.

Nguyên nhân cua chết bất thường do ký sinh trùng giáp xác chân tơ trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng ký sinh trong xoang thân cua (ảnh: internet).

Nguyên nhân cua chết bất thường do ký sinh trùng giáp xác chân tơ trưởng thành và ấu trùng của ký sinh trùng ký sinh trong xoang thân cua (ảnh: internet).

Riêng tình trạng tôm bệnh chết xảy ra địa bàn huyện Thới Bình, kết quả xét nghiệm cho thấy tôm bị hoại tử gan tụy cấp.

Trước đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp khảo sát tình hình nuôi cua, tôm tại 5 huyện với 24 xã và trực tiếp thu mẫu tại 21 hộ trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, mức độ thiệt hại đến thời điểm này tại huyện Đầm Dơi vào khoảng 16.606ha/9.983 hộ, mức độ thiệt hại từ 10-70%. Huyện Năm Căn khoảng 13.128ha/4.386 hộ, mức độ thiệt hại từ 30-100%. Huyện Cái Nước có mức độ thiệt hại khoảng 165,6ha/104 hộ, với 2 xã là Đông Thới, tỷ lệ thiệt hại từ 20-30%, xã Trần Thới từ 80-100%. Huyện Ngọc Hiển có khoảng 200ha, ở 2 xã là Viên An Đông và Tân Ân Tây, mức độ thiệt hại từ 50-100%.

Riêng tại huyện Thới Bình, theo khảo sát điều tra thực tế tại 8 hộ tại các xã Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc Bắc, Tân Bằng, Biển Bạch và Biển Bạch Đông cho thấy tình hình cua, tôm nuôi tại Thới Bình có dấu hiệu chết rải rác.

Ðể giúp người nuôi giảm được rủi ro, thiệt hại trong thời gian tới, Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo các hộ nuôi nên nâng và giữ mực nước ổn định trong vuông nuôi đạt từ 4-5 tấc trên trảng để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ và kết hợp với tỷ lệ che phủ trong vuông nuôi khoảng 30% so với tổng diện tích nuôi (có thể dùng chà mắm để cắm thành từng ụ trong vuông nuôi) vừa hạn chế dao động nhiệt độ, vừa tạo nơi trú ẩn cho đối tượng nuôi (tôm, cua).

Ðể giúp người nuôi giảm được rủi ro, thiệt hại trong thời gian tới, Phòng NN&PTNT huyện khuyến cáo các hộ nuôi nên nâng và giữ mực nước ổn định trong vuông nuôi đạt từ 4-5 tấc trên trảng để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ và kết hợp với tỷ lệ che phủ trong vuông nuôi khoảng 30% so với tổng diện tích nuôi (có thể dùng chà mắm để cắm thành từng ụ trong vuông nuôi) vừa hạn chế dao động nhiệt độ, vừa tạo nơi trú ẩn cho đối tượng nuôi (tôm, cua).

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, Sở NN&PTNN tỉnh Cà Mau đã đưa ra hướng dẫn cho người nuôi với những giải pháp trước mắt như: Hộ nuôi cần phải thu hoạch ngay lượng cua còn lại trong vuông nuôi; cần cải tạo vuông nuôi trước khi thả con giống…

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNN đã kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau xem xét cấp kinh phí nghiên cứu các giải pháp phòng, trị bệnh do ký sinh trùng (giáp xác chân tơ) gây ra trên cua cũng như đề xuất Bộ NN&PTNN chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu để sớm đưa ra giải pháp xử lý dịch bệnh trên cua.