Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Cần mạnh tay hơn nữa để bảo đảm quyền lợi của người lao động

(Dân sinh) - Dù các ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp chậm, trốn đóng các lạo bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nhưng thực trạng này vẫn diễn ra phổ biến, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Tháng 12/2020, Toà án nhân dân TP Huế đưa ra xét xử vụ án tranh chấp về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), BHTN giữa Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (đại diện theo ủy quyền của 27 lao động) với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Giao thông - Thủy lợi Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Công ty cổ phần COXANO).Phiên toà kết thúc với phần thắng thuộc về phía người lao động, với tổng số tiền COXANO phải thanh toán lên đến gần 2,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động nhưng có vi phạm về BHXH, BHTN cũng đã bị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xử phạt để răn đe, ngăn ngừa.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật lao động, chính sách BHXH, BHTN khi có dấu hiệu vi phạm, nhằm kịp thời chấn chỉnh, phát hiện các vi phạm, kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý kịp thời; thực hiện chuyển hồ sơ các đơn vị nợ BHXH sang cơ quan điều tra xử lý theo quy định nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động.

Sở cũng đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nhằm rà soát phục vụ quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ và giải quyết các chế độ về BHTN; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp để có căn cứ xử lý, ra quyết định chấm dứt và thu hồi tiền hưởng các chế độ BHTN không đúng quy định. Yêu cầu đẩy mạnh công tác quản lý, trao đổi đổi thông tin và giải quyết chi trả trợ cấp thất nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổi sung một số nội dung cho phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và thực tế phát sinh.

Tuy nhiên, dù tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh tuyên truyền và sử dụng nhiều biện pháp “mạnh tay” xử lý, nhưng tình trạng chậm, trốn đóng BHXH, BHTN trên địa bàn vẫn chưa chấm dứt với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi. Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có hơn 400 doanh nghiệp chậm đóng các loại tiền hiểm, trong đó có BHTN, với số tiền hơn 70 tỷ đồng. Đặcbiệt, nhiều doanh nghiệp chậm đóng với số tiền lên tới hàng tỷ đồng, gây ảnh hưởng lớn đến quyềnlợi của người lao động.

Bảo đảm thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Bảo đảm thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Mặt khác, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế, không chỉ đơn vị sử dụng lao động không chấp hành đúng các quy định của pháp luật và đóng BHTN chậm so với quy định, không cung cấp hợp đồng lao động kịp thời cho người lao động,...dẫn đến người lao động không được hưởng các chế độ BHTN hoặc hưởng không đúng các chế độ BHTN, bị thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp và không được hưởng quyền lợi bảo lưu số tháng đóng BHTN theo quy định. Trái lại, ngay chính bản thân một số người lao động chưa ý thức về trách nhiệm của mình trong khi đã có việc làm mới hoặc không đủ điều kiện hưởng vẫn làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không thông báo về việc có việc làm mới trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

Trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp, vẫn còn một số lao động khai báo chậm, không đúng thời hạn quy định hoặc khai báo không đúng sự thật. Vì vậy, việc ra quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và thu hồi số tiền mà người lao động đã hưởng gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với BHXH tỉnh tạm dừng chi trả đối với nhiều trường hợp có dấu hiệu vi phạm, nhưng vẫn còn có 133 trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp không đúng quy định.

Để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến BHTN, qua đó bảo đảm quyền lợi của người lao động, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chính sách BHTN cho người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật. 

Được biết, trong năm 2022, số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tăng 12,3% so với năm 2021. Người lao động nghỉ việc chủ yếu do đơn phương hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn chiếm 70,5%; nghỉ việc do hết hạn hợp đồng lao động chiếm18,9% so với số lượng lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong năm, Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động bị thất nghiệp, mất việc làm cho 9.402 người; đã ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 8.840 người, kinh phí 148.449 triệu đồng; hỗ trợ học nghề 659 người, kinh phí 3.327 triệu đồng.