Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đại hội Tim mạch trực tuyến toàn quốc: Cơ hội học tập, nâng cao trình độ của các bác sĩ trên cả nước

Chương trình trực tuyến Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thức 17 được tổ chức 2 ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2020 tại 3 điểm cầu Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ nhằm liên tục trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý tim mạch để nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.

Hiện nay, bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất. Bên cạnh đó, chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới ước tính, hàng năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch, hơn hết, số bệnh nhân tích lũy ngày một nhiều.

Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện Việt Nam có khoảng 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng còn đang trong độ tuổi lao động. Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. Vì vậy, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thức 17 mong muốn truyền thông một cách trực tiếp tại cộng đồng để người dân có những kiến thức và hiểu biết để phòng và tránh bệnh lý hết sức nguy hiểm này.

Đại hội Tim mạch trực tuyến toàn quốc: Cơ hội học tập, nâng cao trình độ của các bác sĩ trên cả nước - Ảnh 1.

PGS.TS.BS Phạm Mạnh Hùng, Hội trưởng Hội Tim mạch Việt Nam, Giám đốc Viện Tim mạch Việt Nam phát biểu tại cuộc họp báo trước Đại hội Tim mạch

Từ cuối năm 2019 đến nay, cả thế giới đang đối mặt với một thách thức về sức khỏe chưa từng có: Đại dịch Covid-19 với nhiều chục triệu người mắc bệnh và hàng triệu người tử vong. Đại dịch Covid đã gây ra nhiều thay đổi sau sắc và đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và trong mọi mặt hoạt động của chuyên ngành tim mạch nói riêng. Với chủ để "Tim mạch học trong kỉ nguyên mới – Biến thách thức thành cơ hội", lần đầu tiên Đại hội Tim mạch toàn quốc chuyển sang hình thức trực tuyến, trước một năm đầy biến động của đại dịch và trong thời đại phát triển không ngừng của kỹ thuật số.

Đại hội dự kiến sẽ kết nối tới hơn 10.000 đại biểu trong nước và quốc tế ở 4 phân hội lớn trong nước, 5 hiệp hội và bệnh viên quốc tế. Thông qua 108 báo cáo viên là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch trên toàn thế giới, Hội Tim mạch sẽ mang tới 10 kênh hội thảo trực tuyến phát liên tục với hơn 12 phiên đào tạo liên tục cùng 91 phiên báo cáo khoa học.

Đại hội Tim mạch trực tuyến toàn quốc: Cơ hội học tập, nâng cao trình độ của các bác sĩ trên cả nước - Ảnh 2.

Phóng viên Báo, chí tham gia cuộc họp báo thông tin về Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 17

Có thể nói, Hội Tim mạch là một trong những hội đầu tiên ứng dụng nền tảng họp trực tuyến để thực hiện một kỳ Đại hội với quy mô lớn, kết nối Việt Nam và quốc tế. Với hình thức mới mẻ này, Đại hội Tim mạch toàn quôc lần thức 17 sẽ mang đến đa dạng các bài báo cái: "Thách thức và Cơ hội trong Tiếp cận và Xử trí tăng huyết áp", "Hội thảo Việt nam – Đài Loan giữa Viện Tim mạch Việt Nam và bệnh viện VGH Đài Loan", "Suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ" (Chuyên đề phối hợp giữa Chien Foundation, Hội tim mạch học Việt Nam và Hội tim mạch Singapore) v.v… cùng nhiều chủ đề báo cáo khác.

Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thức 17 là một cơ hội vô cùng quý báu nhằm liên tục trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý tim mạch để nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.