Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Đồng Nai: Có hơn 1,2 triệu lao động, đa số trong đó là người nhập cư nên nhu cầu về nhà ở rất cao

Thực tế cho thấy, người lao động (NLĐ) đều có nhu cầu tìm kiếm nhà ở ổn định cuộc sống nhưng do thu nhập thấp nên họ phải chọn nhà trọ giá rẻ để sống tạm bợ. Trong khi đó, phòng trọ giá rẻ diện tích nhỏ, hẹp, điều kiện sinh hoạt, an ninh không đảm bảo. Do đó, nhà ở dành cho NLĐ là vấn đề quan tâm hiện nay.

Chiều 28/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã chủ trì hội nghị đối thoại với đoàn viên, người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh. Theo ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Đồng Nai là tỉnh công nghiệp, tập trung đông công nhân lao động nên việc chăm lo đời sống cho công nhân phải được quan tâm nhiều hơn.

“Trong thời gian qua, Đồng Nai tập trung chống dịch Covid-19, từ đó nổi lên vấn đề về đời sống công nhân trong các khu nhà trọ. Đây là vấn đề bức xúc, cần có chiến lược, kế hoạch chu đáo để cải thiện hoàn cảnh sống cho NLĐ. Do đó, tại buổi đối thoại này, tôi mong muốn nắm bắt được những thắc mắc, kiến nghị của NLĐ, doanh nghiệp (DN) trong việc xây nhà ở xã hội cho công nhân cùng các vấn đề mà NLĐ đang quan tâm, để từ đó, Đảng và Nhà nước cùng với DN và bản thân NLĐ nỗ lực tạo dựng đời sống tốt hơn trong tương lai”, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã chủ trì hội nghị đối thoại với đoàn viên, người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã chủ trì hội nghị đối thoại với đoàn viên, người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có khoảng 20 ngàn khu nhà trọ với khoảng 150 ngàn phòng trọ, đáp ứng được 450 ngàn chỗ ở cho NLĐ. Về mức thuê trọ, có 80% lao động cho biết giá thuê dưới 1-1,5 triệu đồng/tháng là phù hợp với khả năng tài chính của họ. Thực tế cho thấy, NLĐ có nhu cầu tìm kiếm nhà ở ổn định cuộc sống nhưng do thu nhập thấp nên họ phải chọn nhà trọ giá rẻ để sống tạm bợ. Trong khi đó, phòng trọ giá rẻ diện tích nhỏ hẹp, điều kiện sinh hoạt, an ninh không đảm bảo. Do đó, nhà ở dành cho NLĐ là vấn đề được quan tâm hiện nay.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của đoàn viên công đoàn và người lao động đã phản ánh, kiến nghị về những vấn đề liên quan đến chính sách xây dựng nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn của tỉnh. Nhiều đại biểu đã nêu những khó khăn khi tiếp cận các thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội cho người lao động trong thời gian qua và đề xuất biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Việc đối thoại trực tiếp được tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, thẳng thắn, chân tình, đúng trọng tâm, trọng điểm với tinh thần xây dựng vì lợi ích chung chăm lo người lao động.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1,2 triệu lao động, đa số trong đó là người nhập cư nên nhu cầu về nhà ở rất cao

Toàn tỉnh hiện có hơn 1,2 triệu lao động, đa số trong đó là người nhập cư nên nhu cầu về nhà ở rất cao

Trong đó, các ý kiến chủ yếu liên quan đến giải pháp xây dựng nhà ở phù hợp với thu nhập của NLĐ; nhiều khu nhà trọ còn mất an toàn, an ninh, xảy ra trộm cắp, thu tiền phòng, tiền điện, nước cao hơn so với quy định, cần có giải pháp kiểm tra, xử lý; NLĐ chịu nhiều thiệt thòi khi thuê nhà không có hợp đồng, dễ bị chủ trọ đuổi ngang; nguyên nhân nhà đầu tư ít quan tâm đến nhà ở xã hội và giải pháp khuyến khích DN tham gia lĩnh vực này...

Báo cáo về thực trạng nhà ở dành cho công nhân trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nguyễn Thị Như Ý cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 1,2 triệu lao động, đa số trong đó là người nhập cư nên nhu cầu về nhà ở rất cao. Bên cạnh một bộ phận lao động mua được nhà ở riêng hoặc ở trong các khu nhà do DN xây dựng, đa số còn lại đang ở các khu nhà trọ gần khu công nghiệp.

“Do không thể mua nhà ở nên nhiều lao động di cư tại Đồng Nai đang phải chen chúc trong các căn nhà trọ chật hẹp. Đặc biệt đợt dịch vừa qua đã cho thấy những bất cập của nhà trọ nhỏ và đời sống của người lao động không được đảm bảo”, bà Nguyễn Thị Như Ý chia sẻ.

Theo LĐLĐ, tại nhiều khu nhà trọ, để tiết kiệm diện tích nhằm tăng thêm phòng trọ, các căn nhà trọ được xây dựng san sát, đối diện nhau với khoảng cách phòng đối nhau chỉ khoảng 1m. Trong khi đó, có nhiều phòng trọ chỉ có diện tích từ 12-14 m2 nhưng có tới 4-6 người. Khi xảy ra dịch COVID-19, người lao động không đi làm việc được, 3 tháng liền phải ở trong nhà trọ chật chội, ẩm thấp nên nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.

Tại Đồng Nai, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh mới có 3 dự án nhà ở công nhân với quy mô 2.893 căn được hoàn thành, trong khi số lượng công nhân làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp là 1.217.530 người, trong đó đa số là lao động nhập cư vì vậy có nhu cầu về nhà ở rất cao. Tuy nhiên, số lượng nhà ở công nhân cung cấp ra thị trường hiện nay trong tình trạng “muối bỏ biển”.

Số lượng nhà ở công nhân cung cấp ra thị trường hiện nay trong tình trạng “muối bỏ biển”.

Số lượng nhà ở công nhân cung cấp ra thị trường hiện nay trong tình trạng “muối bỏ biển”.

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đánh giá cao các sở, ngành đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung để trao đổi các vấn đề NLĐ quan tâm. Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, cuộc sống của người dân, người nghèo chính là thước đo để đánh giá hoạt động của chính quyền địa phương. Do đó, các sở, ngành cần tính toán để tạo ra sản phẩm nhà ở cho NLĐ với giá hợp lý và cơ chế thanh toán dài hạn, bền vững cho NLĐ.

Bên cạnh đó, trong quy hoạch xây dựng cần bố trí quỹ đất cho nhà ở xã hội tại các khu vực đông công nhân, gần khu công nghiệp với thiết kế mô hình đi kèm các thiết chế như: trường học, khu giải trí, công viên… Trong khi chờ có nhà ở xã hội thì trước mắt, các địa phương cần quyết liệt cải thiện môi trường sống ở các khu nhà trọ, phải có không gian sinh hoạt cộng đồng.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho biết, sau hội nghị này sẽ cho các huyện 4 tháng để cải thiện các khu nhà trọ xuống cấp. Đến tháng 5-2021, tỉnh sẽ đi kiểm tra các khu nhà trọ của công nhân lao động. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cũng đề nghị LĐLĐ tỉnh và các đoàn thể tăng cường vào các khu nhà trọ động viên công nhân; có các hoạt động thể dục - thể thao lành mạnh, xây dựng đời sống văn hóa tốt hơn, giữ gìn an ninh trật tự các khu nhà trọ, đảm bảo cuộc sống NLĐ.