Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ USD năm 2020

(Dân sinh) - Ngành du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, Theo Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, năm 2019 Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2.3 lần so với 2015; khách nội địa đạt 800 triệu, tăng 1.3 lần so với năm 2015. Tổng thu du lịch đạt 36 tỷ USD, đóng góp cho GDP đạt 9.2%.

Về lưu trú, năm 2019 có 30.000 cơ sở lưu trú, tăng 1,4 lần. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 12 bậc so với 2015. Du lịch Việt Nam đạt nhiều giải thưởng du lịch quốc tế, vươn lên đứng thứ 4 khu vực và tốp 10 nước phát triển du lịch nhanh nhất châu Á.

Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD, giảm 80% khách quốc tế, du lịch nội địa giảm 50%.

Tương tư, theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới giảm khoảng 1,1 tỷ lượt khách, thiệt hại dịch Covid-19 cho ngành Du lịch lên tới 1.100 tỷ USD, khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành du lịch mất việc làm.

Ngành du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Đến nay, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc.

Ngành vận chuyển, hàng không quốc tế cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành.

Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường khách quốc tế đã khiến ngành Du lịch và nhiều doanh nghiệp lữ hành “lao đao” khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Việc dừng đón khách quốc tế từ tháng 3/2020 đã khiến 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt khoảng 10-15%. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc.

Ngoài ra, sự mất cân bằng còn thấy vào mùa cao điểm hoặc các dịp nghỉ lễ. Trong khi điểm du lịch tại nhiều địa phương vắng vẻ thì tại Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh... luôn quá tải. 

Tình trạng này gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý, tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng, môi trường cảnh quan, môi trường du lịch cũng như việc bảo đảm thương hiệu, chất lượng dịch vụ du lịch quốc gia.

Trước thực tế trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng: “Trong bối cảnh này, ngành Du lịch Việt Nam cần nhìn lại sự phát triển của thị trường khách du lịch trong thời gian qua, đánh giá, tư duy lại về cách làm du lịch; xem xét cấu trúc phát triển hiện tại để chuẩn bị cho một giai đoạn tiếp theo, theo xu hướng và bối cảnh mới, bảo đảm sự phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam”.

Trong bối cảnh này, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề chính đặt ra là toàn ngành cần đánh giá lại, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới.