Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức

(Dân sinh) - Sáng ngày 9/6, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm với chuyên đề “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức”. Với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và cơ quan truyền thông để cùng nhau trao đổi, kiến nghị, đề xuất giải pháp để thu hút người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH.

Với mong muốn nâng tỷ lệ người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện để có chính sách an sinh xã hội khi về già, báo Kinh tế và Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức” nằm trong khuôn khổ các hoạt động của cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” mùa 3 năm 2023.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết, Bảo vệ nhóm người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc ít người, người nghèo… là điểm chung của Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cùng hướng đến.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại tọa đàm.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại tọa đàm.

Chính vì vậy, năm 2021 là năm đầu tiên cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” được Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức. Qua cuộc thi này, Ban tổ chức muốn gửi gắm những mong muốn đến các anh chị phóng viên cùng các tác giả là cây bút không chuyên sẽ tập trung tôn vinh những gương sáng của cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, đã nỗ lực xây dựng môi trường làm việc lành mạnh an toàn cho lao động, nhất là lao động nữ, hay đối tượng yếu thế và người dân tộc thiểu số. Cuộc thi Những cống hiến thầm lặng khá đa dạng về thể tài, vừa đón nhận các tác phẩm là phóng sự, phản ánh, ghi chép, bút ký, ký sự, chân dung nhân vật… trên các ấn phẩm phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử…; vừa đón nhận cả các tác phẩm đăng tải trên các diễn đàn xã hội…

Theo ông Nguyễn Thành Lợi, trở lại mùa thứ 3, năm 2023, chương trình tọa đàm được tổ chức định kỳ từng quý, và mở rộng thêm các hoạt động chuyên đề tại nhiều tỉnh thành. Sự kiện tọa đàm “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức” tại TP.HCM lần này cũng là một trong những chương trình mà Ban tổ chức rất quan tâm. “Chúng tôi mong muốn các phóng viên quan tâm nhiều hơn đến cuộc thi, gửi bài tham dự và đồng hành cùng các sự kiện chuyên đề do Ban tổ chức xây dựng. Ngoài ra chúng tôi cũng mong muốn nhận được các tham vấn ý kiến để cuộc thi ngày càng được nâng cao về chất lượng”, ông Nguyễn Thành Lợi nói.

Tọa đàm với chủ đề “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức” nằm trong khuôn khổ các hoạt động của cuộc thi Những cống hiến thầm lặng mùa 3 năm 2023.

Tọa đàm với chủ đề “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức” nằm trong khuôn khổ các hoạt động của cuộc thi Những cống hiến thầm lặng mùa 3 năm 2023.

Theo Tổng cục thống kê, năm 2021, Việt Nam có 33,6 triệu lao động có việc làm phi chính thức, chiếm tới 68,5% tổng số lao động có việc làm, so với số 57,2% của năm 2020 theo kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên lao động phi chính thức tại khu vực đô thị và và biện pháp ứng phó” do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV).

So với một số nước trong khu vực như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, tỷ lệ lao động phi chính thức của Việt Nam thấp hơn, tuy nhiên so với nhiều nước trên thế giới tỷ lệ này của Việt Nam vẫn ở mức cao. Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO, tỉ lệ lao động phi chính thức của Đông Nam Á là 67%, của khu vực Nam Á là 90% và của toàn cầu là 50%.

ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại tọa đàm.

ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại tọa đàm.

Lao động phi chính thức của Việt Nam không chỉ làm việc trong khu vực phi chính thức mà còn làm việc khá đông trong khu vực chính thức. Trong năm 2021, Việt Nam có gần 6 triệu lao động phi chính thức trong khu vực chính thức, trong đó 47,8% nằm trong hộ sản xuất kinh doanh cá thể và 36,9% là trong các doanh nghiệp tư nhân, đây là vấn đề cần phải được các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm và lưu ý.

Có mối tương quan theo hình chữ V giữa độ tuổi và tình trạng phải làm việc phi chính thức của người lao động. Người lao động ở độ tuổi quá trẻ (từ 15 – 19 tuổi) hoặc đã qua độ tuổi lao động (60+) thường phải chấp nhận làm các công việc thiếu bền vững, dễ bị tổn thương hơn lao động ở các nhóm tuổi khác.

Phát biểu tại tọa đàm, nhà báo Tạ Việt Anh – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ các Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, Phó Trưởng BTC cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023 cho biết, theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện nay cả nước có tổng số gần 18 triệu lao động phi chính thức, trong đó  chỉ 0,2% được đóng bảo hiểm bắt buộc, 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, còn lại 97,9% không tham gia loại bảo hiểm nào. Điều này dẫn đến tình trạng “lọt lưới an sinh” ở phần không nhỏ người lao động. Điều  đó đồng nghĩa với việc họ phải chịu rất nhiều thiệt thòi vì không được bảo vệ đầy đủ với hệ thống pháp luật về lao động.

Các câu hỏi được trao đổi tại tọa đàm.

Các câu hỏi được trao đổi tại tọa đàm.

Bởi vì, lao động khu chính thức lại chưa được hưởng các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, giờ lao động và chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, ốm đau, thai sản…Trong khi đó, lao động khu vực phi chính thức hiện đang giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo.

Là  một một tổ chức phi chính phủ hoạt động phi lợi nhuận nhằm thực hiện hỗ trợ các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cộng đồng và tài trợ, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của pháp luật Quỹ Hỗ trợ các chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam ( AFV) thấy mình có trách nhiêm và cơ hội đồng hành cùng báo Kinh tế & Đô thị, tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) có những hành động, góp chung tiếng nói nhằm góp phần  cải thiện tình trạng chưa tiếp cận đến BHXH nêu trên của phần đông lao động phi chính thức.

Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đặt câu hỏi với các diễn giả tại tọa đàm.

Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đặt câu hỏi với các diễn giả tại tọa đàm.

Tại tọa đàm “Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính chức” được tổ chức lần này sẽ cùng tập trung trao đổi làm rõ các vấn đề như: Tình hình thực tế tham gia BHXH của lao động phi chính thức; Doanh nghiệp và người lao động gặp khó như thế nào trong việc thực hiện BHXH với người lao động, đặc biệt là lao động khu vực phi chính thức?? Đề xuất các giải pháp, bày tỏ các ý kiến để mở rộng diện bao phủ BHXH cho lao động phi chính thức.

Với các vị diễn giả gồm ông Phạm Anh Thắng - Phó Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB&XH; Ông Trần Dũng Hà - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh; Phạm Thị Ngọc Diệu - Trưởng phòng Lao động thương binh xã hội quận Bình Tân, Phó Trưởng ban Quản lý chương trình hỗ trợ phát triển quận Bình Tân.

Phóng viên Lê Tuyết đặt câu hỏi để cùng các diễn giả tháo gỡ khó khăn về tình hình tham gia BHXH của người lao động trong thời gian qua.

Phóng viên Lê Tuyết đặt câu hỏi để cùng các diễn giả tháo gỡ khó khăn về tình hình tham gia BHXH của người lao động trong thời gian qua.

Theo báo cáo nghiên cứu “Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam” do Cục Bảo trợ Xã hội cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện vào tháng 11/2018 cho biết có 97.9% lao động phi chính thức không có bảo hiểm xã hội.

Đến năm 2021 theo Tổng cục thống kê, số lao động phi chính thức vẫn duy trì có đến 97,8% lao động không tham gia vào bất kì một loại hình bảo hiểm nào, 35,5% trong số họ là lao động làm công hưởng lương. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,1%) người lao động phi chính thức cho biết họ có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội TN của người lao động tăng rất chậm trong hai năm qua (từ 1,6% năm 2019 lên 2,1% năm 2021). Điều này cho thấy nhiều người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH và các chính sách của BHXH chưa thực sự hấp dẫn đối với người lao động.