Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Hội nghị quán triệt công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy cho các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH

(Dân sinh) - Hội nghị quán triệt công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy cho các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH phía Nam do Cục Phòng chống tệ nạn xã hội triển khai tại Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH 45 Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.

Ngày 5/12 tại Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phía nam, Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã triển khai hội nghị quán triệt công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy theo chỉ thị 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị.

Hội nghị quán triệt công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy cho các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH phía Nam - Ảnh 1.

Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Nguyễn Xuân Lập chủ trì hội nghị

Chủ trì hội nghị, Cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn xã hội Nguyễn Xuân Lập thông báo toàn văn Chỉ thị số 36-CT⁄TW. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT⁄TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới và trước yêu cầu của thực tiễn. Ngày 16.8.2019, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT⁄TW về Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Chỉ thị lần này mang nhiều nội dung mới có tính chiến lược, tính thực tiễn sâu sắc, xử lý nhiều vấn đề cấp bách, tạo các điều kiện mới cho công tác phòng chống ma túy nói chung và cai nghiện nói riêng.

Hội nghị quán triệt công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy cho các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH phía Nam - Ảnh 2.

Đông đảo các đơn vị trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH ở phía Nam về dự hội nghị

Báo cáo trước toàn thể lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB&XH ở phía Nam, Cục trưởng Nguyễn Xuân Lập thông tin chung về tình hình tội phạm ma túy, tình hình sản xuất , mua bán, vận chuyển tàng trữ ma túy. Quan điểm cũng như vai trò của cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị trong phòng chống tội phạm; phương hướng, giải pháp trọng tâm về phòng chống tệ nạn xã hội. 

Nghiện không phải là "vô phương cứu chữa" hoặc chỉ có biện pháp thay thế; dù phương pháp điều trị, cai nghiện nào thì cũng phải kết hợp can thiệp nhiều mặt: Y tế, tâm lý, xã hội.

Về thực trạng và phòng chống mại dâm, toàn quốc có khoảng 100 ngàn nữ nhân viên làm việc trong các cơ sở kinh doanh, hơn 500 tụ điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm; Có nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống mại dâm: như hệ thống pháp luật, quan niệm xã hội, nguồn lực, nhận thức cán bộ và dư luận xã hội...

Từ đây phải đặt ra giải pháp, đề xuất trong chỉ đạo điều hành, cấp ủy đảng - cơ quan các cấp lồng ghép chương trình phát triển kinh tế xã hội và kiểm tra, giám sát định kỳ.

Hội nghị quán triệt công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy cho các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB - Ảnh 4.

Ông Phạm Anh Thắng - Trưởng Văn phòng Đại diện Bộ LĐ-TB&XH ở phía Nam tại TP.HCM phát biểu

Về công tác cai nghiện ma túy cũng đã có nhiều chính sách pháp luật, công ước liên quan đến quyền con người, nhưng việc có cai thành công được không phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân phải quyết tâm cao, gia đình hợp tác, và xã hội không kỳ thị

Từ nhận thức mới của các cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, diện mạo mới của nhiệm vụ phòng chống ma túy phải biến thành các chương trình, giải pháp cụ thể và quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác này. Đó là "Tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Củng cố lực lượng chuyên trách đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống ma túy", "Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù và ưu tiên đầu tư nguồn lực, trang thiết bị chuyên dụng cho công tác phòng, chống ma túy".