Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về một số vấn đề lớn sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Nhằm góp phần cho việc chuẩn bị các nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam, ngày 31/5, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về một số vấn đề lớn sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam: (1) cán bộ công đoàn; (2) bãi nhiệm, miễn nhiệm cán bộ công đoàn; (3) gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; (4) vấn đề vai trò đại diện, nhiệm vụ trọng tâm và cơ cấu tổ chức công đoàn thuộc công đoàn cơ sở.

Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh: Lê Kim)

Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh: Lê Kim)

Đến dự hội thảo có đông đảo đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học, nhà quản lý...Chủ trì Hội thảo có đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn cho biết:  mục đích của hội thảo là lấy ý kiến chuyên sâu của các chuyên gia, nhà khoa học theo bốn nội dung trên qua đó giúp Tiểu ban sửa đổi bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp thu nhằm có đầy đủ cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn về những vấn đề sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đồng chí Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Lê Kim)

Đồng chí Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Lê Kim)

Trao đổi tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – Nguyên vụ trưởng vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) đã góp ý cụ thể sửa đổi Điều 5 - Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII.

Theo ông Cường, cần bảo vệ cán bộ công đoàn trước những hành vi phân biệt đối xử, trên thế giới là bảo vệ trước nhà nước và giới chủ, nhưng ở Việt Nam cần lưu ý và nhấn mạnh vào vấn đề bảo vệ trước giới chủ. Hiện nay, các quy định về vấn đề này còn rất yếu, vì vậy khuyến nghị cần đưa vấn đề này vào phần quyền hạn, đồng thời bổ sung thêm cụm từ “được bảo vệ quyền hạn, nhiệm vụ trước hành vi phân biệt đối xử”.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – Nguyên vụ Trưởng vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH)

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – Nguyên vụ Trưởng vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH)

Bàn về vấn đề liên kết, đồng chí Nguyễn Văn Bình – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH có ý kiến về Điều 18: vấn đề gia nhập, bản chất là tổ chức này gia nhập tổ chức khác và đồng ý với các điểu khoản của tổ chức đó, đồng nghĩa với việc tổ chức cũ không còn tồn tại; về mô hình liên kết cần linh hoạt hơn, nếu chỉ có một kiểu sát nhập thì rất khó, các quy định trong Điều lệ có nguyên tắc rất khác so với luật, tự do liên kết cần phù hợp với các quy định của luật pháp.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại cuộc hội thảo

Đồng chí Nguyễn Văn Bình – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH phát biểu tại cuộc hội thảo

Theo đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Trưởng phòng Ban nghiên cứu chiến lược về TTATXH (Bộ Công an), trong một doanh nghiệp nếu có 2 tổ chức đại diện thì sự liên kết là tất yếu. Hiện tại có đến 50% người lao động chưa tham gia tổ chức công đoàn, nếu liên kết thì tổ chức công đoàn sẽ được tiếp cận với nhiều người lao động hơn. Liên kết có thể theo 2 hình thức là liên kết hoàn toàn và liên kết theo vụ.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Trưởng phòng Ban Nghiên cứu Chiến lược về TTATXH, Bộ Công an

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Trưởng phòng Ban Nghiên cứu Chiến lược về TTATXH, Bộ Công an

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng tích cực trao đổi, thảo luận các vấn đề xoay quanh 4 nội dung 1) Cán bộ công đoàn; (2) Bãi nhiệm, miễn nhiệm CBCĐ; (3) Gia nhập CĐVN của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp; (4) Vấn đề vai trò đại diện, nhiệm vụ trọng tâm và cơ cấu tổ chức công đoàn thuộc công đoàn cơ sở.

Kết luận Hội thảo, đồng chí Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá rất cao các ý kiến góp ý và tình cảm sâu sắc của các đại biểu đã dành cho Công đoàn Việt Nam vì mục tiêu Điều lệ Công đoàn sẽ đáp ứng kỳ vọng đặt ra trong bối cảnh mới.

Những kết quả của Hội thảo sẽ được Tổ biên tập tổng hợp, chắt lọc, xây dựng báo cáo kiến nghị gửi tới Tiểu ban sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.