Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Khu vực phía Nam sẽ có khoảng 30 trường nghề chất lượng cao

Đó là chia sẻ của TS Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại buổi tọa đàm với chủ đề: “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do Báo Người Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức vào ngày 14/4.

Dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong 5 năm tới sẽ có 1/3 công việc thay đổi, 40% lao động khó có khả năng đáp ứng yêu cầu mới khi kỹ năng lao động không được nâng lên. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nguồn nhân lực của đất nước được tăng cường về quy mô từ 50,4 triệu người (năm 2010) lên 56,2 triệu người (năm 2020).

Nhằm góp phần nhìn rõ thực trạng và tìm kiếm giải pháp để nâng cao nguồn nhân lực, phục vụ yêu cầu phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như của cả nước, tại tỉnh Bình Dương, Báo Người Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam".

TS Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Chung tay xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao.

TS Tô Đình Tuân - Tổng Biên tập Báo Người Lao Động "Chung tay xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao".

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho rằng, buổi tọa đàm hôm nay  ghi nhận gần 20 ý kiến quý giá của lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự, việc làm và từ đại diện nhiều sở, ngành của nhiều địa phương, là một tọa đàm thành công.

 

Theo Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, các ý kiến chia sẻ rất sâu sát, có phản biện, trao đổi qua lại, cho thấy các đại biểu tại tọa đàm rất quan tâm, dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu với mục tiêu đóng góp cho Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam những phương hướng, gợi ý những giải pháp hay để tuyển dụng, đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là chủ đề được cả nước quan tâm bởi sau đại dịch, khi mở cửa phục hồi kinh tế thì vấn đề nguồn nhân lực đang được các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người lao đông đặc biệt chú trọng.

 "Tôi nhận thấy các đại biểu rất quan tâm đến khái niệm thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, tập trung phân tích về trình độ, kỹ năng và cả bậc học, trình độ học vấn... Tựu trung, các đại biểu nhìn nhận nhân lực chất lượng cao là những người được đào tạo, làm tốt công việc chuyên môn của mình và có những đóng góp nhất định cho tổ chức, cho doanh nghiệp nơi họ làm việc. Tôi thấy rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng hòa những ý kiến mà đại biểu đưa ra. Đó là người lao động có trình độ, có tay nghề, có kỹ năng tốt đảm đương công việc và hoàn thành công việc được giao, ông Tô Đình Tuân nhấn mạnh.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói, qua khảo sát của chúng tôi cho thấy tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trên 85% người lao động qua đào tạo. Một điều đáng mừng nữa là khu vực này có hệ thống và quy mô giáo dục nghề nghiệp rất tốt so với cả nước. 

TS Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói, qua khảo sát của chúng tôi cho thấy tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trên 85% người lao động qua đào tạo.

TS Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nói, qua khảo sát của chúng tôi cho thấy tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trên 85% người lao động qua đào tạo.

Theo TS. Trương Anh Dũng, là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương và các tỉnh, thành như: TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... đang cần rất nhiều lao động chất lượng cao. Ở đây, chúng ta thống nhất với nhau rằng người lao động chất lượng cao không chỉ có trình độ cao mà còn có tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cao trong một chuyên môn nào đó. Thêm nữa, việc lao động qua đào tạo và được đào tạo lại cũng nằm trong số lao động có chất lượng.

"Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, có trình độ trong bối cảnh hiện nay, theo tôi cần đẩy mạnh công tác tuyển sinh, đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động ngay trong doanh nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp trong nhiều năm qua đươc lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội rất quan tâm. Người lao động cũng đang quan tâm đến đào tạo nghề bởi ai cũng ý thức được việc không qua đào tạo sẽ khó mà có được việc làm tốt. Thêm nữa là công tác kết nối cung cầu lao động cần được đẩy mạnh và số hoá mạnh mẽ hơn. Thực trạng nơi thừa nơi thiếu cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực cục bộ", ông Dũng nhấn mạnh.

Về lâu về dài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xây dựng lộ trình 5 năm, 10 năm về giáo dục nghề nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Về lâu về dài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xây dựng lộ trình 5 năm, 10 năm về giáo dục nghề nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Về lâu về dài, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đang xây dựng lộ trình 5 năm, 10 năm về giáo dục nghề nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trong đó nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đổi mới phương thức đào tạo, xây dựng các phương thức đào tạo linh hoạt.  Phấn đấu trong thời gian tới, trong khu vực phía Nam có khoảng 30 trường đào tạo nghề chất lượng cao, có 2 trung tâm quốc gia về đào tạo nghề chất lượng cao.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, nguồn nhân lực được xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp hay lớn hơn là cả quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu thì nguồn nhân lực được xem là quyết định tiên quyết nhất cho mọi quốc gia.

Đối với người lao động trong nước, về vì mô thì chúng ta thấy rằng Việt Nam đang có lực lượng lao động trẻ, năng động và được xem là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Sau 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, lực lượng lao động cũng có ảnh hưởng nhưng từ đầu năm 2022 thì lực lượng lao động đã trở lại mạnh mẽ. Điều đáng quan tâm hiện nay là chất lượng lao động. 

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng, nguồn nhân lực được xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp hay lớn hơn là cả quốc gia.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho rằng, nguồn nhân lực được xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp hay lớn hơn là cả quốc gia.

Có thể thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, của khoa học, kỹ thuật thì nguồn lao động hiện chưa đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp và của các tổ chức khác. Thống kê cho thấy lực lượng lao động qua đào tạo hiện chỉ mới khoảng 66%, trong đó chỉ có 26% là có văn bằng chứng chỉ. Con số này rất thấp so với khu vực. 

 Điều đáng mừng là trong tỉ lệ lao động qua đào tạo có trình độ đại học chung của cả nước là 11% thì Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ có tỉ lệ 16%. Đây là vùng trọng điểm kinh tế phía nam nên tỉ lệ này vẫn còn thấp so với yêu cầu. Thêm nữa, tác phong làm việc, kỹ năng và ý thức nghề nghiệp cũng là điều cần nói đến bởi đây cũng là những thành tố làm nên một lao động chất lượng cao. Kể cả thể chất của người lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng làm việc. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để xây dựng được nguồn lao đông chất lượng cao để đáp ứng ngày càng cao của doanh nghiệp và các tổ chức khác trên địa bàn. "Đó là phải nâng cao hơn nữa tỉ lệ lao động qua đào tạo, phải nâng cao ý thức, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh mới, trong kỷ nguyên mới với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Làm được như thế là sự vào cuộc của nhiều bộ ngành, đoàn thể mà quan trọng nhất là giữa nhà trường và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đông hành với cơ sở đào tạo và lấy người lao động làm trọng tâm" - ông Tào Bằng Huy nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chia sẻ, thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực với nhiều nội dung, giải pháp cụ thể, phù hợp với từng đối tượng được đào tạo. Đồng thời, tỉnh sẽ mở rộng mô hình các cơ sở giáo dục đào tạo, xem xét triển khai thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo với các trường đại học trong nước và nước ngoài để thực hiện đào tạo theo cơ chế đặt hàng; khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học của tỉnh tập trung nguồn lực phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao để phục vụ triển khai các đề án Thành phố thông minh và vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương. 

TS Tô Đình Tuân (bên trái)- Tổng Biên tập Báo Người Lao Động - tặng hoa cho ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

TS Tô Đình Tuân (bên trái)- Tổng Biên tập Báo Người Lao Động - tặng hoa cho ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Cùng với đó là xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động và tổ chức cung cấp các dịch vụ công về việc làm có hiệu quả… Tỉnh tập trung phát triển nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực hiện có; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao làm động lực để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với các giải pháp nói trên, các chính sách đãi ngộ, phúc lợi cũng là yếu tố quan trọng để "giữ chân" người tài.