Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Làm gì để tăng sức hấp dẫn cho Khu đô thị Tây Bắc - TP.HCM

Là khu vực Tây Bắc TP.HCM nhưng vẫn chưa hấp dẫn nhiều với các nhà đầu tư. Do đó, TP.HCM cần phải có cơ chế chính sách đặc biệt cho vùng đất này để giúp giãn dân ra ngoại thành, giảm kẹt xe, ô nhiễm môi trường và đảm bảo an sinh xã hội.

TPHCM chuẩn bị tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư vào Hóc Môn, Củ Chi. Đây là quyết định nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia và người dân bởi vùng đất này có rất nhiều tiềm năng cả về địa chất, địa chính trị… cho sự phát triển.

Đầu tư hạ tầng

Theo quy hoạch xây dựng và giao thông, hiện nay có 3 trục giao thông chính từ trung tâm TP lên Củ Chi, Hóc Môn đó là tuyến cao tốc TP.HCM-Mộc Bài, tuyến metro số 2 kéo dài và tuyến đường dọc sông Sài Gòn lên Củ Chi. Trong 3 tuyến này, 2 tuyến đã xác định được khá rõ hướng tuyến và quy mô là cao tốc TPHCM - Mộc Bài và tuyến dọc sông Sài Gòn.

Với hướng tuyến đã được xác định khá rõ, TP cần nhanh chóng xác định các đầu mối giao thông kết nối 2 tuyến đường này với các đường nội bộ khác, để từ đó xác định khu vực có thể khai thác quỹ đất…

Theo ghi nhận của PV tại tỉnh lộ 9 đi qua địa bàn xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), mặt đường có nhiều hạn chế như hẹp, xuống cấp nhưng lại có lượng xe tải, xe container lưu thông liên tục, người đi đường luôn bị ám ảnh khi lưu thông trên cung đường này.

 Tỉnh lộ 9 đi qua địa bàn xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), mặt đường có nhiều hạn chế như hẹp, xuống cấp nhưng lại có lượng xe tải, xe container lưu thông liên tục, người đi đường luôn có nỗi ám ảnh khi lưu thông trên cung đường này.

Tỉnh lộ 9 đi qua địa bàn xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi), mặt đường có nhiều hạn chế như hẹp, xuống cấp nhưng lại có lượng xe tải, xe container lưu thông liên tục, người đi đường luôn có nỗi ám ảnh khi lưu thông trên cung đường này.

Đặc biệt, mỗi năm vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, cảnh kẹt xe không lối thoát trên tỉnh lộ 9, tuyến huyết mạch đi từ huyện Củ Chi đi về TP Thủ Dầu Một (Bình Dương). Bởi mặt đường khá nhỏ, theo thời gian ngày càng xuống cấp nên mỗi khi xe tải các loại lưu thông đông đúc là người dân đều rất lo lắng, bởi tai nạn chết người luôn rình rập.

"Tuyến đường này khá chật hẹp, lượng xe quá nhiều, muốn khắc phục kẹt xe. Để hạn chế tai nạn giao thông, TP phải nhanh chóng mở rộng, thêm làn đường, đồng thời sớm đẩy nhanh các tuyến tỉnh lộ xung quanh” – ông Trần Minh Ngân, người dân sống ở đây nói.

 

Cho đến nay, hệ thống giao thông khu vực cửa ngõ Tây Bắc phát triển quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều nơi có khoảng cách tương đối gần trung tâm TP.HCM nhưng vẫn chậm phát triển như huyện Củ Chi. Cụ thể, với khoảng cách 30km từ trung tâm TP đến huyện Củ Chi nhưng phải di chuyển mất từ 45 phút đến 1 giờ đồng hồ.

Chú trọng nhiều dự án trọng điểm

Gần 20 năm trước, nhận thấy tầm quan trọng phát triển khu vực Tây Bắc (gồm 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi) và vùng phụ cận, TP.HCM đã thành lập một đơn vị chuyên môn làm đầu mối để phối hợp thực hiện là Ban quản lý Đầu tư xây dựng Khu đô thị Tây Bắc. Thời gian đầu, có nhiều nhà đầu tư (NĐT) tìm đến, một số dự án được cấp phép nhưng sau đó, lần lượt các NĐT rút đi hoặc giảm quy mô đầu tư, thậm chí xin trả lại dự án. Tại huyện Củ Chi, thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của các NĐT lớn, như công viên Safari, đại lộ ven sông Sài Gòn… nhưng cho đến nay, hầu hết các dự án vẫn nằm trên giấy.

Trên bản đồ, tuyến tỉnh lộ 8 hiện nay và trong tương lai sẽ là tuyến trục của huyện Củ Chi, nối từ KCN Đông Nam (nằm kề sông Sài Gòn, giáp cầu Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) ra KCN Tây Bắc (nằm kề thị trấn Củ Chi). Từ thị trấn Củ Chi, tỉnh lộ 8 còn kéo dài sang Cụm công nghiệp Đức Hòa – Đức Huệ của tỉnh Long An, hoặc rẽ phải để đi theo QL22 lên Cụm công nghiệp Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh). Lãnh đạo Sở GTVT nhận định việc nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 8 không chỉ thành tuyến trục để phát triển huyện Củ Chi mà còn hình thành nên tuyến đường liên vùng, kết nối 4 địa phương TP.HCM – Bình Dương – Long An – Tây Ninh.

Theo các chuyên gia đô thị, trong giai đoạn tới TP nên chọn hướng phát triển lên hướng Bắc-Tây Bắc (Củ Chi, Hóc Môn), là một trong những hướng phát triển chính của TP thay vì chỉ là hướng phụ như hiện nay.

Theo các chuyên gia đô thị, trong giai đoạn tới TP nên chọn hướng phát triển lên hướng Bắc-Tây Bắc (Củ Chi, Hóc Môn), là một trong những hướng phát triển chính của TP thay vì chỉ là hướng phụ như hiện nay.

Riêng đối với tỉnh lộ 15 từ cầu Xáng tới tỉnh lộ 6 có chiều dài 34km, hiện chỉ rộng 5,5-6m, theo quyết định công bố từ năm 1995, tuyến tỉnh lộ 15 có chiều rộng quy hoạch lên tới 40m. Theo Sở GTVT, trước đây tuyến đường này đã được UBND TP giao Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi nghiên cứu dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vốn của dự án quá lớn, chưa thể bố trí bằng nguồn vốn đầu tư công nên TP đã đưa dự án vào danh mục kêu gọi đầu tư. Sở GTVT đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia.

Điều chỉnh quy hoạch, hỗ trợ người dân

 Đầu năm 2020, UBND TP.HCM đã giao nhiệm vụ cho Sở Quy hoạch – Kiến trúc điều chỉnh quy hoạch KĐT Tây Bắc. Khu vực này có diện tích khoảng 6.000ha, bao gồm xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn); các xã Tân An Hội, Phước Hiệp, Tân Thông Hội, Tân Phú Trung và thị trấn Củ Chi (huyện Củ Chi). KĐT sẽ là trung tâm cấp TP với các chức năng: Dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. KĐT mới hướng đến sự hiện đại với đầy đủ chức năng, đảm bảo đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật, thu hút các NĐT. Các công trình cao tầng được ưu tiên bố trí cạnh trục giao thông chính như: Trục song hành QL22, dọc tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương – Củ Chi).

 UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về việc hỗ trợ kinh phí cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (ảnh: minh họa).

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về việc hỗ trợ kinh phí cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (ảnh: minh họa).

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, hiện các đồ án quy hoạch chung và quy hoạch phân khu 1/2.000 KĐT Tây Bắc đã phủ kín. Thế nhưng, sau nhiều lần TP kêu gọi, các NĐT vẫn không mặn mà. Nguyên nhân là thời gian qua, KĐT Phú Mỹ Hưng và KĐT mới Thủ Thiêm đã thu hút hết nguồn lực. Phía Tây Bắc chỉ có QL22 là đường huyết mạch kết nối giao thông với trung tâm TP, các dự án giao thông khác mới chỉ là tên gọi.

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về việc hỗ trợ kinh phí cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. Theo đó, UBND TP kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ ngân sách TP 5.901 tỷ đồng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đầu tư đường cao tốc nói trên, với chiều dài toàn tuyến khoảng 50km. Đây là tuyến cao tốc xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN và giảm tải cho QL22. Giai đoạn 1 của dự án thực hiện từ năm 2021-2025, sẽ đầu tư 4 làn xe hạn chế và theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT). Cụ thể, NĐT thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT, nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 15.900 tỷ đồng.