Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Lạng Sơn: Kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả mưa lũ để ổn định cuộc sống

Đến thăm các gia đình bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của mưa lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) nhấn mạnh: "Lãnh đạo Bộ rất quan tâm đến đời sống và những khó khăn của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trên đìa bàn vừa qua, đồng thời đề nghị các ban ngành sở tại tiếp tục hỗ trợ người dân, cũng như mong muốn bà con cần nỗ lực vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống".

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn công tác ghi nhận thiệt hại của người dân do mưa lũ trên địa bàn huyện Chi Lăng.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn công tác ghi nhận thiệt hại của người dân do mưa lũ trên địa bàn huyện Chi Lăng.

Sáng nay (18/5), ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã đi kiểm tra, nắm tình hình hậu quả mưa lũ trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh lạng Sơn, đồng thời tới thăm, động viên một số gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa lớn trên địa bàn huyện. Cùng đi có ông Đàm Văn Chính (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lạng Sơn), ông Vi Quang Trung (Phó chủ tịch UBND huyện Chi Lăng).

Tại các gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do mưa lớn xảy ra ngày 10/5 tại thị trấn Đồng Mỏ, ông Nguyễn Ngọc Toản cùng các thành viên đi cùng đã thăm hỏi, chia sẻ khó khăn các gia đình, nhất là các gia đình có nhà bị sập hoàn toàn trong đợt mưa lũ vừa qua. Theo đó, ông Toản đề nghị các cơ quan sở tại cần xây dựng cụ thể kế hoạch chi tiết để hỗ trợ, ổn định lại cuộc sống của bà con.

Mưa lũ gây ra những thiệt hại nặng nề, khiến nhiều hộ dân mất nhà cửa.

Mưa lũ gây ra những thiệt hại nặng nề, khiến nhiều hộ dân mất nhà cửa.

Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn cần kêu gọi thêm các nguồn lực khác như nguồn xã hội hóa, đảm bảo chế độ đối với lực lượng tham gia cứu hộ... Mặc dù mưa lũ đã qua hơn 1 tuần nay, nhưng khuôn mặt ông Vi Văn Tần (Khu Thống Nhất, TT Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng) vẫn chưa hết thất thần. Theo ông tần, đây là trận mưa lũ lớn nhất trong nhiều năm nay xảy ra trên đia bàn. “Lúc ấy dòng nước nó xiết nhanh lắm, quay đi quay lại từ đầu gối đã lên đến nửa người, tôi nhanh trí leo lên cây rồi kéo vợ lên. còn nhà cửa trôi hết, hơn 50 con gà nay chỉ còn 3 con”.

Mưa lũ khiến nhiều hộ gia đình mất nhà.

Mưa lũ khiến nhiều hộ gia đình mất nhà.

Bà Nông Thanh Thủy (Khu Nam Ga, TT Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng) bùi ngùi chia sẻ: “6h30 sáng là nước bắt đầu chảy vào nhà, nước lên rất nhanh rồi nhà bếp sập, rồi vào đến chính, không kịp lấy gì hết, tôi chạy ra ngoài thì một nửa nhà là sập hết rồi. Ngôi nhà gắn liền với mình mấy chục năm, nay chứng kiến nó đổ sập trước mắt mình thì còn gì xót xa hơn, bao nhiêu của cải trôi hết rồi”.

Theo báo cáo của UBND huyện Chi Lăng, mưa lớn xảy ra ngày 10/5/ đã gây ra những thiệt hại nặng nề, khiến 33 hộ nhà ở bị sập, đổ; nguy cơ cao sập đổ nhà ở 105 nhà; nguy cơ sạt lở đất ảnh hướng tới nhà ở là 267 hộ. Đường quốc lộ 279 sạt lở nghiêm trọng dài khoảng 2,5km, nhiều cầu đường bị sập, hư hỏng nặng là 14 chiếc cầu đường bộ và nhiều tài sản như trạm bơm, hồ chứa nước bị sạt lở, 11 công trình đập tràn bị bồi lấp.

Mưa lũ gây thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu.

Mưa lũ gây thiệt hại lớn về nhà cửa và hoa màu.

Các diện tích dọc bờ sông Thương và các sông suối vùng dọc đường quốc lộ và núi đất bị ngập và cuốn trôi, tổng thiệt hại về hoa màu ước sơ bộ khoảng 2.022,1 ha hoa màu và nhiều vật nuôi. Khi mưa lớn sảy ra nước lũ đã làm chia cắt các thôn, xã trong khoảng thời gian dài, làm mất điện trên diện rộng. Ước tính tổng thiệt hại do đợt mua lũ gây ra là trên 170 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, ông Vi Quang Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết, sau khi mưa lũ xảy ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời nên không gây ra thiệt hại về người.

Cảnh tan hoang sau mưa lũ lịch sử trên địa bàn.

Cảnh tan hoang sau mưa lũ lịch sử trên địa bàn.

Ngay trong buổi chiều ngày xảy ra sự việc, cơ quan chức năng đã đến tận các nơi cảnh báo, di rời những nhà có nguy cơ sạt lở cao. Các xã trên địa bàn đã hỗ trợ gạo cho bà con, đảm bảo cho cuộc sống ban đầu của nhân dân. Trường hợp những gia đình bị sập nhà địa phương đã hỗ trợ 5 triệu đồng, Hội chữ thập đỏ của huyện hỗ trợ 2 triệu đồng. Còn cụ thể đối với các hộ dân bị thiệt hại hiện nay huyện đang thống kê để đề xuất với UBND tỉnh sớm có những phương án hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại.