Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Phòng bệnh truyền nhiễm khi thời tiết thay đổi bất thường

(Dân sinh) - Theo Bộ Y tế dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc COVID-19; Tiếp tục theo dõi chặt sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19.

xet-nghiem-covid-16696031772581630866107

Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới của COVID-19

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.525.013 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.469 ca nhiễm).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 55 ca; Nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 10.611.114 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 35 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 0 ca; Thở máy xâm lấn: 10 ca; ECMO: 0 ca.

Ngày 28/12 không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.184 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Theo Bộ Y tế dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.

Bộ Y tế cho biết đã tiếp tục yêu cầu các đơn vị chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; Kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, tập trung tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adenovirus, cúm, cúm gia cầm, đậu mùa khỉ...; Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả. Tăng cường phòng, chống dịch trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023; Chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; Bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vaccine COVID-19

Cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vaccine COVID-19

Đẩy mạnh tiêm chủng bảo vệ đối tượng nguy cơ cao

Hiện chiến dịch tiêm chủng đã đạt kết quả khả quan, tỉ lệ bao phủ vắc xin của Việt Nam đã ở mức rất cao và là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Trong ngày 28/12 có 11.148 liều vaccene phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 265.444.085 liều.

Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.211.183 liều: Mũi 1 là 71.080.914 liều; Mũi 2 là 68.691.777 liều; Mũi bổ sung là 14.492.825 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.668.267 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.277.400 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.861.154 liều: Mũi 1 là 9.127.069 liều; Mũi 2 là 8.955.538 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.778.547 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.371.748 liều: Mũi 1 là 10.232.340 liều; Mũi 2 là 8.139.408 liều.

Trong khi đó, sự xuất hiện, tiến hóa của các biến thể mới dẫn đến miễn dịch giảm theo thời gian, xu hướng dịch khó dự báo. Tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trung bình toàn quốc hiện tại vẫn chưa cao.

Mặc dù công tác truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liên tục được đẩy mạnh và duy trì nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dân vẫn chưa ủng hộ và đồng thuận tiêm chủng do lo ngại về tác dụng phụ, phản ứng sau tiêm, chất lượng và hiệu quả của vắc xin. Tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên tại một số tỉnh, thành phố còn thấp.

Bộ Y tế cho hay hiện có khoảng 13 triệu người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm đối tượng cần tiêm bổ sung đã được tiêm mũi bổ sung, trong đó nhiều người không tiếp tục đi tiêm mũi nhắc lần 1 vì cho rằng chỉ cần tiêm 3 mũi là đủ.

Cùng đó thời điểm hiện tại, sự vào cuộc và tham gia của chính quyền và các ban ngành các cấp ở một số địa phương đã giảm đáng kể, không còn quyết liệt như giai đoạn đầu dịch/chiến dịch tiêm vắc xin, hầu hết là giao cho ngành Y tế thực hiện. Số người mắc COVID-19 thời gian qua giảm nhiều, trẻ em mắc có triệu chứng nhẹ, dẫn đến tâm lý chủ quan, lơ là tiêm chủng.