Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Quảng Bình: Nhiều mô hình sinh kế hỗ trợ cho người nghèo phát huy hiệu quả

Năm 2021, dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Quảng Bình đã được triển khai thực hiện hiệu quả không ngừng tăng thu nhập cho người dân.

Theo số liệu báo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, trong năm 2021, thực hiện chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm, tỉnh Quảng Bình đã phân bổ gần 700 triệu đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 3 dự án chăn nuôi thỏ sinh sản với quy mô 449 con thỏ giống cho 64 hộ tại xã Quảng Lưu (Quảng Trạch), xã Tân Ninh (Quảng Ninh) và xã Sơn Thủy (Lệ Thủy); phê duyệt 1 dự án trồng bưởi Phúc Trạch với quy mô 3,2ha cho 17 hộ mới thoát nghèo tại xã Kim Hóa (Tuyên Hóa)...

Nguồn sinh kế phát triển kinh tế giúp nhiều hộ nghèo để giảm nghèo bền vững.

Nguồn sinh kế phát triển kinh tế giúp nhiều hộ nghèo để giảm nghèo bền vững.

Qua việc triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho thấy đa số các mô hình đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững...

Được biết, dự kiến năm 2022, toàn tỉnh Quảng Bình phấn đấu giảm từ 1,8-2% hộ nghèo; giai đoạn 2022-2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,3-1,7%/năm, riêng huyện miền núi Minh Hóa giảm bình quân từ 2,5-3%/năm; bảo đảm hộ nghèo, người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản và được hỗ trợ sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, dịch vụ y tế, giáo dục…