Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Quảng Ninh: Triển khai nhanh chóng, kịp thời nhiều chính sách an sinh xã hội

Trong hơn 2 năm đương đầu với đại dịch Covid-19, Quảng Ninh đã xây dựng, triển khai rất nhiều cơ chế, chính sách mới, với mục tiêu hỗ trợ mọi tầng lớp nhân dân ổn định đời sống, phát triển sinh kế lâu dài, bền vững và được bảo vệ an toàn trước dịch bệnh. Đây có thể nói là những chính sách “an dân” và “được lòng dân” của Quảng Ninh trong “cơn bão” Covid-19, bởi được triển khai rất nhanh chóng, kịp thời, đa dạng đối tượng thụ hưởng.

Năm 2022: Nhiều nhiệm vụ trọng tâm đã được thực hiện hiệu quả

Năm 2022,chịu ảnh hưởng tiêu cực từ địa chính trị và dịch bệnh toàn cầu, kinh tế Việt Nam liên tục gặp khó khăn… Tuy nhiên, Quảng Ninh hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế đồng thời,  luôn quan tâm công tác đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của địa phương. Trong thành tích chung ấy, có đóng góp của ngành LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh

Theo báo cáo của Sở LĐ-B&XH tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm này, các chỉ tiêu chủ yếu thuộc các lĩnh vực của ngành ước đạt trong năm 2022 đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Cụ thể

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt là 85,85% (đạt 100% kế hoạch năm).Tạo việc làm tăng thêm ước đạt 13.200 lao động (đạt 100% kế hoạch năm); trong đó 898 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (KH năm là 400 người). Uớc năm 2022 số người tham gia BHXH là 44,5% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động; số người tham gia BH thất nghiệp 38,64% LLLĐ.

Số hộ nghèo: 275 hộ chiếm 0,07% so với tổng số hộ dân; giảm 0,34% so với cuối năm 2021 tương đương giảm 1.251 hộ nghèo. Số hộ cận nghèo: 2.491 hộ, chiếm 0,67% so với tổng số hộ dân; giảm 0,81% so với cuối năm 2021 tương đương giảm 3.062 hộ cận nghèo. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 0,34% (vượt chỉ tiêu kế hoạch 0,23%).

Tuyển sinh đào tạo nghề ước đạt là: Tuyển sinh 39.170 người, đạt 101,7% (kế hoạch 38.500 người),

Người lao động làm thủ tục hưởng BHTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh

Người lao động làm thủ tục hưởng BHTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp đạt 100%.

Duy trì 100% gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; 100% xã, phường làm tốt công tác TBLS-NCC; 100% đối tượng chính sách xã hội được thụ hưởng kịp thời đầy đủ các chính sách của Nhà nước và của Tỉnh.

Trong năm 2022, nhiều nhiệm vụ trọng tâm đã được Sở LĐ-TB&XJ tỉnh Quảng Ninh triển khai, thực hiện hiệu quả. Sở đã tham mưu và ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, thực hiện hỗ trợ cho 500.277 người và 6.400 người sử dụng lao động với tổng số tiền đã hỗ trợ là 825.950,55 triệu đồng. Tham mưu UBND tỉnh ban hành 29 quyết định, chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện lĩnh vực ngành;  Ban hành 119 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện công tác lao động, giải quyết việc làm, tiền lương; an toàn - vệ sinh lao động; người có công với cách mạng; giảm nghèo, bảo trợ xã hội; giáo dục nghề nghiệp; bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai...

Ban hành nhiều chính sách riêng của tỉnh về an sinh, phúc lợi xã hội

Ông Nguyễn Hoài Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực: Xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hoá, y tế và giáo dục. Ngoài những chính sách chung của cả nước, Quảng Ninh đã ban hành hàng chục chính sách riêng có của tỉnh về an sinh, phúc lợi xã hội.  Đặc biệt, trong hơn 2 năm đương đầu với đại dịch Covid-19, Quảng Ninh đã xây dựng, triển khai rất nhiều cơ chế, chính sách mới, với mục tiêu hỗ trợ mọi tầng lớp nhân dân ổn định đời sống, phát triển sinh kế lâu dài, bền vững và được bảo vệ an toàn trước dịch bệnh. Đây có thể nói là những chính sách “an dân” và “được lòng dân” của Quảng Ninh trong “cơn bão” Covid-19, bởi được triển khai rất nhanh chóng, kịp thời, đa dạng đối tượng thụ hưởng.

Một số chỉ tiêu kế hoạch cụ thể ngành LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh đặt ra trong năm 2023 gồm:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2023 đạt 86,45%. Số lao động được tạo việc làm tăng thêm đạt 15.000 người, chỉ tiêu số người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng 400 người.

Tỷ lệ giảm nghèo 0,29%/năm.

Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 45,67%; Tỷ lệ người lao động tham gia BHTN  so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 39%.

Đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách NCC với cách mạng có mức bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú; 100% xã, phường, thị trấn có đối tượng chính sách làm tốt công tác TBLS.

Phấn đấu đảm bảo 100% đối tượng chính sách xã hội  được thụ hưởng kịp thời, đầy đủ các chính sách của Nhà nước và của Tỉnh. Duy trì 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp; giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dưới 1% so với tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tỷ lệ xã, phường phù hợp với trẻ em đạt 60%.

100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận, tư vấn điều trị; cai nghiện ma túy cho 600 lượt người ...