Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn miễn nhiệm, bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ

(Dân sinh) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội sẽ xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu đối với một số đại biểu Quốc hội và xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự phiên khai mạc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự phiên khai mạc

Sáng ngày 5/1, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường lần 2 để xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên khai mạc kỳ họp.

Dự phiên khai mạc kỳ họp có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, căn cứ quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và nội quy kỳ họp Quốc hội, hôm nay Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể kỳ họp bất thường lần thứ hai để xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc

Về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tập trung cho ý kiến về các vấn đề: Xác định các quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển; Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển; Định hướng về phát triển không gian KTXH; không gian biển; định hướng sử dụng đất quốc gia, khai thác và sử dụng vùng trời, phân vùng và liên kết vùng.

Ngoài ra cần cho ý kiến về định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; Danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia; Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch…

“Đề nghị Quốc hội xem xét kỹ lưỡng, nếu đủ điều kiện, quyết định thông qua Quy hoạch Tổng thể quốc gia theo thể thức tại một kỳ họp, bảo đảm tính khoa học và khả thi”, ông Vương Đình Huệ nói.

Dự phiên khai mạc kỳ họp có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Dự phiên khai mạc kỳ họp có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đề cập đến Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), theo ông Vương Đình Huệ, Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến tại 2 kỳ họp trước.

Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cân nhắc thận trọng, toàn diện, quyết định điều chỉnh thời điểm xem xét, thông qua dự án sang kỳ họp kế tiếp để có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp tục làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

Điều này để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của các quy định, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tạo sự phát triển ổn định, lâu dài ngành Y tế, không ngừng nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

“Với sự chuẩn bị tích cực, khẩn trương của các cơ quan, đến thời điểm này, dự án đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định”, Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Ông đề nghị các đại biểu tập trung tiếp tục thảo luận, làm rõ thêm một số vấn đề về Hội đồng Y khoa quốc gia; thời hạn, điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; tài chính và chế độ tự chủ tài chính, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và hoạt động xã hội hóa, thu hút nguồn lực xã hội…

6

Về Nghị quyết số 30 đến nay đã hoàn thành sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa kiểm soát, phòng chống dịch, vừa thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và đã chính thức hết hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2022.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung phân tích đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện về bối cảnh ban hành, kết quả thực hiện nghị quyết, bài học kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.

Đồng thời, cho ý kiến làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và tác động của việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược nhằm đảm bảo nguồn cung thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng, góp ý kiến cụ thể từng vấn đề liên quan đến tài chính, ngân sách Nhà nước. Đó là việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; việc điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.

Từ đó, hoàn thiện các nội dung trong dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua, bảo đảm tính chính xác, hợp lý, khả thi, rõ trách nhiệm gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, điều hành sử dụng ngân sách nhà nước, phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các nghị quyết của Quốc hội.

“Rút kinh nghiệm từ thành công của kỳ họp bất thường lần thứ nhất, kỳ họp bất thường lần này là hoạt động “bình thường” của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp bất thường lần 2 này xem xét, quyết định các nội dung "hết sức quan trọng".