Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thân nhân xúc động đón Bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ

Câu chuyện của mỗi gia đình người có công khi nhận bằng Tổ quốc ghi công, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng đều có sự xúc động riêng, góp phần tô thắm cho sự vĩ đại của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc…

Trong buổi Lễ trao tặng bằng Tổ quốc ghi công năm 2022, được chứng kiến tại buổi lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, phóng viên báo LĐ&XH đã có những phác họa nhanh về một số trong muôn vàn những câu chuyện của các gia đình thân nhân liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên cả nước.

Dẫu chỉ là những ký ức, những dòng thông tin vắn tắt được ghi chép lại, nhưng qua đó chúng ta phần nào có thể hình dung được sự hy sinh vĩ đại của những thế hệ đi trước, đã hiến dâng tuổi xuân vì sự độc lập cho Tổ quốc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Bằng Tổ quốc ghi công tới thân nhân liệt sĩ Phạm Khánh (ảnh: Giáp Tống)

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Bằng Tổ quốc ghi công tới thân nhân liệt sĩ Phạm Khánh (ảnh: Giáp Tống)

Vỡ òa cảm xúc sau 90 năm khắc khoải chờ đợi

Trong lần xét tặng Bằng Tổ quốc ghi công lần này có những trường hợp đặc biệt, gây xúc động lớn với những người làm công tác thẩm định, giải quyết hồ sơ công nhận người có công. Đó là trường hợp cụ Phạm Khánh, sinh năm 1869, tham gia lực lượng Tự vệ đỏ tại Nghệ An khi đã 61 tuổi. Tài liệu tiếng Pháp còn lưu giữ tại Cục Hồ sơ nghiệp vụ cho thấy cụ bị địch bắt giam, số tù 749 khi tham gia hoạt động cộng sản cùng đồng đội, bị địch tra tấn dã man, cụ đã hy sinh trong nhà lao Buôn Mê Thuột vào ngày 27/9/1931. Tính đến nay, cụ Phạm Khánh đã hi sinh 91 năm.

Chia sẻ với phóng viên tại buổi lễ, sau khi nhận tấm Bằng Tổ quốc ghi công thiêng liêng dành cho ông nội, ông Phạm Bá Tiến (62 tuổi, cháu nội liệt sĩ Phạm Khánh (hiện trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) cố nén xúc động, sự tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình khi có ông nội là lão thành cách mạnh, hai bác là cán bộ tiền khởi nghĩa.

ông Tiến 3

Ông Phạm Bá Tiến là cháu nội liệt sĩ Phạm Khánh phát biểu tại buổi lễ

Ông Tiến cho biết: “Ông nội tôi, liệt sĩ Phạm Khánh, sinh năm 1869 tại làng Sơn Linh, tổng Võ Liệt (nay là xã Võ Liệt huyện Thanh Chương, Nghệ An). Năm 1930, ông là đội viên đội tự vệ đỏ, bảo vệ người dân đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, tham gia biểu tình chống thực dân Pháp, bảo vệ chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh. Ngày 26/9/1931, ông nội tôi bị thực dân Pháp bắt giam tù đày và tra tấn dã man tại nhà tù Ban Mê Thuật và hy sinh tại nhà lao”.

Giọng trầm trầm, nghèn nghẹn trong cơn xúc động, ông Tiến tâm sự thêm: “Hơn 90 năm qua, gia đình ông luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng trong việc lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ đối với ông nội - liệt sĩ Phạm Khánh. Tuy nhiên, do ông hy sinh đã lâu, các giấy tờ liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của ông đều không còn lưu trữ được nên chưa thể hoàn thiện hồ sơ. Với sự hỗ trợ của Cục hồ sơ nghiệp vụ - Bộ Công An; Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh; Huyện ủy Thanh Chương, gia đình đã tìm kiếm hồ sơ, tài liệu về quá trình hoạt động của ông Phạm Khánh. Đến tháng 1/2021, gia đình ông Tiến đã hoàn thiện hồ sơ gửi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An để trình UBND tỉnh, Bộ LĐ-TB&XH”.

ông Phạm Bá Tiến là cháu nội liệt sĩ Phạm Khánh chia sẻ với phóng viên câu chuyện của ông nội

ông Phạm Bá Tiến là cháu nội liệt sĩ Phạm Khánh chia sẻ với phóng viên câu chuyện của ông nội

“Sau hơn 90 năm khắc khoải với biết bao lần chờ đợi, hy vong rồi lại thất vọng, hụt hẫng nhưng tới ngày hôm nay, sự chờ đợi gần 91 năm qua đã trở thành hiện thực. Gia đình tôi rất tự hào khi được đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công của ông nội tôi từ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Đây là tấm Bằng vinh danh, ghi công những đóng góp hy sinh của ông nội cho nền độc lập tự do của dân tộc. Nhận Bằng Tổ quốc ghi công hôm nay không chỉ là niềm tự hào của, niềm vinh dự của gia đình tôi mà còn là vinh dự, tự hào của cả dòng tộc, xóm làng và quê hương”, ông Phạm Bá Tiến xúc động nói thêm.

Thay mặt gia đình, ông Tiến gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn, hỗ trợ, quá trình giải quyết hồ sơ của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để hôm nay, trong những ngày tháng 7 lịch sử, gia đình ông được đón nhận tấm Bằng Tổ quốc ghi công cao quý này.

Vinh dự, tự hào sau 80 năm chờ đợi

Cũng được nhận Bằng Tổ quốc ghi công của ông nội đợt này, ông Nguyễn Văn Nhân (sinh năm 1974, trú tại xã Thạnh, huyện Thạnh Phú, Bến Tre), là cháu của liệt sĩ Đinh Công Gấm xúc động nói: “Gần 80 năm qua, không một ngày nào gia đình không mong ngóng tin tức từ phía cơ quan chức năng. Dẫu biết rằng đây là việc vô cùng khó khăn, bởi hầu như các thông tin minh chứng đều rất ít. Đã nhiều lần gia đình những tưởng có được thông tin chính xác nhưng rồi lại không phải, tưởng có niềm vui rồi lại phải tiếp tục đợi chờ, trông ngóng”. 

Ông Nguyễn Văn Nhân chia sẻ đầy xúc động. “Ông tôi sinh năm 1921 trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước tại xã Đại Điền, huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Tre đã tham gia cách mạng từ những ngày đầu, tháng 1/1946, Tiểu đội trưởng, Đội cảm tử quân xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, tuổi trẻ của ông tôi luôn chứa chan lòng yêu nước nồng nàn và sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Qua những dòng lịch sử ghi lại và những lời kể của đồng đội ông tôi. Vào ngày 10/01/1946, khi địch tiến quân đánh chiếm trung tâm quận lỵ Thạch Phú và tiến quân đánh chiếm các làng Quới Điền, Đại Điền của huyện Thạch Phú. Tại ngã tư Giồng Luông, xã Đại Điền, huyện Thạch Phú, tỉnh Bến Tre (nay là xã Tân Phong, Thạch Phú, Bến Tre) với chướng ngại vật bày sẵn, một Tiểu đội cảm tử quân dùng vũ khí thô sơ đã chặn đánh quân địch quyết liệt. Trước sự tấn công ồ ạt cùng với vũ khí tối tân của giặc, Tiểu đội có nguy cơ bị diệt, liền lúc đó ông tôi đã dùng súng tự chế xông ra giữa xa lộ bắn nhiều loạt đạn vào đội hình địch để yểm trợ cho đồng đội rút lui. Tuy nhiên quân địch quá đông và hoả lực mạnh hơn nhiều lần nên cả tiểu đội gồm 9 người chiến đấu kiên cường và đã anh dũng hy sinh, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ quê hương”.

ông Nguyễn Văn Nhân là cháu liệt sĩ Đinh Công Gấm phát biểu tại buổi lễ

ông Nguyễn Văn Nhân là cháu liệt sĩ Đinh Công Gấm phát biểu tại buổi lễ

Ông Nhân thông tin thêm: “Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do gia đình phân tán và cũng không tìm được đồng đội hoặc người biết trường hợp hi sinh của ông tôi nên chúng tôi chưa làm được hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ. Nhưng chúng tôi luôn tin tưởng đến một ngày ông sẽ được vinh danh vì Tổ quốc không bao giờ quên những người đã ngã xuống cho sự bình yên của đất nước”.

Người cháu của liệt sĩ Đinh Công Gấm xúc động cho biết tiếp: “Gần 80 năm qua, không một ngày nào mà gia đình không mong ngóng tin tức từ phía các cơ quan chức năng, dẫu biết rằng đây là việc vô cùng khó khăn, bởi hầu như các thông tin minh chứng đều vô cùng ít ỏi, đã nhiều lần gia đình chúng tôi những tưởng có được thông tin chính xác nhưng rồi lại không phải, chợt tưởng có niềm vui rồi lại phải tiếp tục đợi chờ, trông ngóng”.

Ông Nhân lấy tay dụi đôi mắt đỏ để dấu đi cảm xúc dâng trào trong lòng nói tiếp: “Thế rồi, thật may mắn khi những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các bậc lão thành cách mạng, những người đồng chí, đồng đội, chính quyền các cấp đã tích cực rà soát, nỗ lực trong việc tìm kiếm thông tin. Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền xã Đại Điền và huyện Thạnh Phú luôn có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ tận tình gia đình chúng tôi trong quá trình lập hồ sơ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, đến nay người lính cảm tử Đinh Công Gấm đã được cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" công nhận là liệt sĩ.

“Nhìn vào tấm gương của ông, nhìn vào Bằng Tổ quốc ghi công, chúng tôi thêm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Gia đình chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tích cực lao động sản xuất, gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”, ông Nhân nói.

Tổ quốc và nhân dân, những thế hệ nối tiếp sẽ không bao giờ quên những người ông, người cha, những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho sự bình yên của đất nước, những thương, bệnh binh đã hy sinh một phần xương máu nơi chiến trường khốc liệt để bảo vệ đất nước hoà bình, độc lập, tự do cho hôm nay và tương lai của dân tộc.

Và còn rất nhiều, rất nhiều những câu chuyện xúc động về những chiến công của các anh hùng liệt sĩ; về sự tận tụy và trách nhiệm của cán bộ ngành LĐ-TB&XH... sau những tấm Bằng Tổ quốc ghi công. Tất cả những câu chuyện đó như viết tiếp cho trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam; viết thêm về tinh thần “hiếu nghĩa, nhân văn”, về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc.

phát biểu, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tích cực lao động sản xuất, gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật cua Nhà nước.Tổ quốc và nhân dân, những thế hệ nối tiếp thế hệ như chúng con sẽ không bao giờ quên những người ông, người cha, những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho sự bình yên của đất nước, những thương, bệnh binh đã hi sinh một phần xương máu của mình nơi những chiến trường khốc liệt để bảo vệ đất nước hoà bình, độc lập, tự do cho hôm nay và cho tương lai của người dân Và còn rất nhiều câu chuyện xúc động trong lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công năm nay... Như viết tiếp thêm cho trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.