Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Triển khai hóa đơn điện tử - một "mũi tên" trúng nhiều đích

(Dân sinh) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua kết quả thực hiện giai đoạn 1, có thể khẳng định, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là "mũi tên trúng nhiều đích". Điều này mang lại nhiều lợi ích quan trọng, làm thay đổi phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế, cũng như của người dân, doanh nghiệp, phù hợp xu hướng quốc tế trong chuyển đổi số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua kết quả thực hiện giai đoạn 1, có thể khẳng định, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là mũi tên trúng nhiều đích.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua kết quả thực hiện giai đoạn 1, có thể khẳng định, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là "mũi tên trúng nhiều đích".

Sáng ngày 21/4, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) tổ chức Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc. Dự Lễ công bố có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 477 điểm cầu (tại Tổng cục Thuế, 63 tỉnh, thành phố và 413 điểm cầu chi cục thuế). Tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố, có sự tham dự của lãnh đạo và đại diện cục thuế các tỉnh, thành phố.

Đến ngày 30/6/2022: 100% tổ chức, cá nhân thực hiện hóa đơn điện tử

Thực hiện hóa đơn điện tử như một cam kết tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, góp phần cùng ngành Tài chính và Chính phủ đạt được các mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số, cải thiện môi trường kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định, thành công trong triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 là nền tảng quan trọng để thực hiện tiếp giai đoạn 2 trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và bao phủ toàn diện của hóa đơn điện tử.

Bộ Tài chính quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra; đồng thời nghiên cứu, xây dựng các biện pháp, công cụ quản lý, phân tích dữ liệu từ hóa đơn điện tử, tiến tới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu từ hóa đơn điện tử để quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế.

2

Theo Tổng cục Thuế, ngày 21/11/2021, Bộ Tài chính công bố triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh và Bình Định, đồng thời chuẩn bị triển khai hóa đơn điện tử trên cả nước, với mục tiêu bao phủ hóa đơn điện tử trên toàn quốc trước ngày 1/7/2022.

“Lễ công bố kích hoạt toàn quốc hệ thống hóa đơn điện tử ngày hôm nay là dấu mốc quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số không chỉ của ngành Thuế, mà cả đối với doanh nghiệp, người dân. Vì vậy, tôi tin tưởng rằng việc triển khai hóa đơn điện tử sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đón nhận và nhiệt tình ủng hộ", Bộ trưởng tài Chính nói.

"Tin tưởng rằng, hệ thống hóa đơn điện tử sẽ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số quốc gia”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh thêm.

Kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử - Dấu mốc quan trọng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, kết quả bước đầu cho thấy việc triển khai hóa đơn điện tử có thể ví như một mũi tên trúng nhiều đích, mang lại nhiều lợi ích quan trọng, như góp phần thay đổi phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế, của người dân, doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại;

Góp phần tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tiêu cực; phát triển thương mại điện tử, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp xu hướng chuyển đổi số; thúc đẩy xây dựng, kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Bước sang năm 2022, nhiệm vụ thu Chính phủ giao cho ngành Thuế là 1.174.900 tỷ đồng. Với tình hình dịch bệnh trên cả nước được kiểm soát, kinh tế có sự tăng trưởng khá (GDP quý I/2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ), các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân có sự ổn định và dần hồi phục, cùng với việc giá dầu tăng cao trong thời gian qua đã góp phần tăng thu NSNN trong những tháng đầu năm.

Số thu ngân sách quý I/2022 đạt 409.778 tỷ đồng, bằng 34,9% dự toán, tăng 10,8% cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua kết quả thực hiện giai đoạn 1, có thể khẳng định, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là mũi tên trúng nhiều đích, mang lại nhiều lợi ích quan trọng, làm thay đổi phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế, cũng như của người dân, doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại, tăng cường công khai minh bạch, phòng chống gian lận, tiêu cực, giảm chi phí, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, phù hợp xu hướng quốc tế trong chuyển đổi số...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã chủ động lập kế hoạch khoa học và bài bản triển khai hóa đơn điện tử theo 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1, từ tháng 11/2021, triển khai tại 6 tỉnh, thành phố gồm: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định (chiếm khoảng 60% số lượng doanh nghiệp và khoảng 70% lượng hóa đơn điện tử của cả nước); giai đoạn 2, từ tháng 4/2022, triển khai tại 57 tỉnh, thành phố còn lại trên cả nước.

Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực, quyết tâm, đánh giá cao những kết quả đạt được bước đầu của Bộ Tài chính, ngành Thuế, các tỉnh, thành phố trong công tác triển khai hệ thống hóa đơn điện tử giai đoạn 1, và chuẩn bị sẵn sàng triển khai giai đoạn 2.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, kết quả ngày hôm nay mới chỉ là những kết quả bước đầu, vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước. Tình hình mới có nhiều khó khăn, thách thức. Để thực hiện được các mục tiêu này đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.

4

Tiếp tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược 

Về quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng đưa ra 6 yêu cầu, trong đó cần tiếp tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược; kế thừa, phát huy hơn nữa những kết quả đạt được thời gian qua, tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và nỗ lực đột phá vượt lên trong lĩnh vực quản lý thuế.

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số và người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Cụ thể, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ đề nghị và quán triệt Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tập trung thực hiện trong thời gian tới:

Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Tài chính, ngành Thuế với các bộ, ngành, địa phương, xử lý ngay, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, cơ chế, chính sách, thẩm quyền, trách nhiệm trong quá trình triển khai.

Thứ hai, triển khai HĐĐT phải bảo đảm dữ liệu chính xác, công khai, minh bạch, thống nhất, bảo đảm an ninh, an toàn; thông tin, dữ liệu phải thống nhất theo tiêu chuẩn, hoạt động thông suốt, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, phân tích dữ liệu để phát hiện kịp thời hành vi gian lận gây thất thu thuế.

Đẩy mạnh quản lý thuế theo nguyên tắc giảm thiểu rủi ro, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế và thúc đẩy quản lý thuế đối với thương mại điện tử, giao dịch xuyên biên giới.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu HĐĐT trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, bộ ngành, địa phương; đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để từng bước xây dựng hệ sinh thái công dân số; phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cập nhật các công nghệ mới trong HĐĐT.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng HĐĐT đến người dân, DN, giúp người dân, DN hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng HĐĐT; mở rộng các kênh tương tác để hỗ trợ các tổ chức, DN, hộ, cá nhân kinh doanh về HĐĐT.

Thứ năm, quán triệt quan điểm, nhận thức về trách nhiệm thực hiện chuyển đổi số. Quan tâm công tác đào đạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính và đạo đức công vụ, để cán bộ công chức phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ, phục vụ tốt hơn nữa người dân và DN. Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, đặc biệt nguồn lực công nghệ thông tin để triển khai trên cả 63 tỉnh, thành phố với số lượng DN lớn, trải rộng trên nhiều địa bàn.

Thứ sáu, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương để sử dụng các nền tảng dùng chung tiết kiệm kinh phí đầu tư và nhanh chóng hiện đại hóa.