Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Thừa Thiên Huế đánh giá hiện trạng vết nứt khu vực đèo Phú Gia

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã bố trí kinh phí để thực hiện đánh giá hiện trạng, tình hình địa chất, xu hướng phát triển của vết nứt tại khu vực sườn núi Phú Gia thuộc địa bàn xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc.

Một điểm sạt trượt khu vực phía Bắc đèo Phú Gia. Ảnh: TM

Một điểm sạt trượt khu vực phía Bắc đèo Phú Gia. Ảnh: TM

Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió tây trên cao nên từ ngày 25 đến ngày 27/12, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to.

Riêng khu vực Phú Lộc, các trạm Vrain đo được lượng mưa tại hồ Thủy Yên 423mm, Giang Hải (Phú Lộc) 508 mm, Lộc Tiến (Phú Lộc) 523mm.

Do mưa cường suất lớn nên tại các khu vực đường vào khu Laguna (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) đã bị sạt lở một số vị trí và có nguy cơ tiếp tục sạt. Chính quyền địa phương đã tổ chức cảnh báo, thông báo cho người dân và các phương tiện hạn chế đi lại qua vị trí này.

Đặc biệt, mưa lớn đã gẫy ra tình trạng sạt lở tại khu vực đèo phía Bắc đèo Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc). Hàng trăm khối đất đá theo dòng nước từ trên núi đổ xuống tràn vào nhiều nhà dân. Khu vực lưng chừng núi xuất hiệnu các vết nứt nẻ và sụp xuống, tạo thành các khoảng rộng, dẫn đến nguy cơ sạt lở lớn ở khu vực này. 

Một số tường rào, cổng ngõ, vườn tược của người dân tan hoang, biến dạng một phần. Hiện chính quyền địa phương đang thống kê thiệt hại để có hướng hỗ trợ cho các hộ dân.

Ông Phan Hữu Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến cho biết, điểm đứt gãy trên núi Phú Gia diễn ra từ năm 2008 và không còn tiếp diễn. Những trận mưa vừa qua làm cho điểm đứt gãy phía bên dưới, gần khu dân cư bị sạt trượt, đất đá theo suối từ trên đồi cao chảy xuống, tràn vào ruộng vườn nhà dân. Ông Bình cho rằng, nguyên nhân là do người dân trồng keo tràm và mở đường để lên khai thác đã tác động lên địa chất khu vực; cây keo tràm được khai thác nên đất đai bị trống, gặp mưa lớn dẫn đến sạt trượt.

Đất, đá trôi vào bên trong khuôn viên nhà của người dân. Ảnh: TM

Đất, đá trôi vào bên trong khuôn viên nhà của người dân. Ảnh: TM

Nhằm bảo đảm sức khoẻ và tính mạng người dân, từ tối 26/12, UBND huyện Phú Lộc đã chỉ đạo chính quyền địa phương tổ chức di dời khẩn cấp 14 hộ dân với 56 người dân có nhà cửa ở khu vực phía Bắc chân đèo Phú Gia đến nơi trú ẩn an toàn.

Cũng theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí cho Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh để thực hiện đánh giá hiện trạng, tình hình địa chất, xu hướng phát triển của vết nứt hiện có tại sườn núi Phú Gia.

Ngoài ra, tại các vị trí sạt lở khu vực chân đèo Phú Gia, Quốc lộ 49B, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng đường bộ đã chỉ đạo các Hạt quản lý đường bộ bố trí đầy đủ hệ thống rào chắn, bi n báo, bi n cảnh báo; đồng thời tri n khai nhân lực, thiết bị đ trực gác, phân luồng đảm bảo giao thông.