Quay lại Dân trí
Dân Sinh

TP. Cần Thơ quan tâm chăm sóc đời sống gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng

Xác định công tác “Đền ơn đáp nghĩa” là đạo lý, là trách nhiệm, cũng như nhận thức được ý nghĩa của kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội TP.Cần Thơ (LĐ-TB&XH) đã chủ động ngay từ đầu năm để xây dựng Chương trình, Kế hoạch để đảm bảo việc thực hiện được chu đáo, long trọng nhất.

Có thể khẳng định, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Trong thời gian qua Ngành LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ quyết tâm không để người có công với cách mạng nào không được tri ân, chăm sóc.

Theo bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ, để phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua và tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trong thời gian tới. TP.Cần Thơ tiếp tục thực hiện một số nội dung trọng tâm như: Triển khai thực hiện tốt các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng; phấn đấu gia đình người có công với cách mạng có mức sống cao hơn hoặc bằng với mức sống bình quân chung của người dân nơi cư trú.

Bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ thăm, tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ thăm, tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đến từng công chức, viên chức, người lao động ...  Giải quyết những nhu cầu cấp thiết đối với người có công, như phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn trong phát triển sản xuất, kinh doanh... Đẩy mạnh phong trào xã hội hoá công tác người có công với cách mạng. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; đẩy mạnh việc tìm kiếm, xác định danh tính liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ.

 

Và kịp thời phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp trong các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Đồng thời tổ chức, động viên mỗi cá nhân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với ý thức trách nhiệm cao hãy chủ động, sáng tạo triển khai nhiều hoạt động thiết thực, coi đó là bổn phận, trách nhiệm và cũng là tình cảm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Thành phố Cần Thơ hiện nay có 38.432 gia đình chính sách, 186 gia đình  cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa, 861 bà mẹ được nhà nước phong,  truy tặng danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, 52 gia đình anh hùng  lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến, 2.739 thương  bệnh binh, 1.488 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con  đẻ của họ, 6.840 liệt sĩ, 7.950 người hoạt động kháng chiến, 1.250 người hoạt  động kháng chiến bị địch bắt tù đày, 4.861 nhân dân có công giúp đỡ cách mạng  được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến; 179 người hưởng trợ cấp hàng  tháng đối với người hoạt động kháng chiến có dưới 20 năm tham gia kháng  chiến. Ngoài ra còn có hơn 12.096 tham gia người kháng chiến ở chiến trường trợ  cấp một lần.

Lãnh đạo TP.Cần Thơ thăm và tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng dịp 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/2022).

Lãnh đạo TP.Cần Thơ thăm và tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng dịp 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/2022).

Thơi gian qua, các chế độ ưu đãi được thực hiện đa dạng đến người có công như trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi hỗ trợ y tế, giáo dục, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo  việc làm, hỗ trợ, cải thiện nhà ở, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, vay vốn kinh  doanh và miễn hoặc giảm thuế. Người có công tùy từng đối tượng có các chính sách chăm sóc đặc thù như: Chính sách trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt  Nam anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ  tổn thương cơ thể từ 81% trở lên, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở  lên sống ở gia đình... và được chăm sóc với nhiều hình thức đa dạng như tại gia  đình, cộng đồng, các cơ sở y tế và các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người  có công với cách mạng.

Bên cạnh việc xác lập hồ sơ công nhận người và gia đình có công với cách  mạng, giải quyết về đời sống, ngành LĐ-TB&XH đặc biệt  quan tâm chỉ đạo giải quyết tốt nguồn kinh phí trung ương trong việc chi trả trợ  cấp đúng, đủ, đến tận tay đối tượng là người có công với cách mạng. Từ năm  2018 đến nay Cần Thơ đã chi trả cấp hàng tháng cho 31.483 lượt đối tượng người có công  với cách mạng với tổng kinh phí trên 685 tỷ đồng; Trợ cấp khó khăn đột xuất cho  99 trường hợp với tổng kinh phí gần 806 triệu đồng. Công tác quản lý, chi trả trợ  cấp đối với đối tượng chính sách được thực hiện trên phần mềm “Quản lý chi trả  trợ cấp người có công với cách mạng” nên việc chi trả được thực hiện một cách  chu đáo, chính xác và nhanh chóng; diễn biến tăng giảm đối tượng được cập nhật  thường xuyên, tránh được những sai sót cũng như quản lý tốt nguồn kinh phí,  không để xảy ra thất thoát; tìm kiếm hồ sơ đối tượng chính sách, thực hiện chế độ  báo cáo nhanh và chính xác. Công tác phục vụ đối tượng chính sách đã tốt hơn, không để gia đình chính sách phải chờ đợi lâu.

Bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ (áo nâu) cùng  lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ viếng nghĩa trang liệt sĩ.

Bà Trần Thị Xuân Mai – GĐ Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ (áo nâu) cùng lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ viếng nghĩa trang liệt sĩ.

Việc chăm lo đời sống, sức khỏe được thường xuyên quan tâm, 100% đối  tượng người có công với cách mạng được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Chăm sóc tốt  người có công với cách mạng; hàng năm đã xét chọn các gia đình người có công  đi nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan ở thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết. Tất cả các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên  địa bàn thành phố Cần Thơ đều được các cơ quan, đơn vị, cá nhân nhận phụng  dưỡng đến cuối đời, và chăm sóc các mẹ khi ốm đau, thăm viếng vào các ngày lễ,  tết… Có trên 60 đại biểu là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng dự Hội  nghị “Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc hàng năm”

Đồng thời, theo bà Xuân Mai, xác định công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là một trong những  nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", là trách nhiệm của cả hệ  thống chính trị, góp phần đáp ứng nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sỹ;  thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phuơng, đơn vị đã quán triệt, triển khai  thực hiện nghiêm túc, tích cực, hiệu quả.