Quay lại Dân trí
Dân Sinh

TP.HCM sẽ tổng rà soát để xác định cụ thể vi phạm lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn

Thành phố nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng bảo vệ bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng; đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng.

Thời gian qua, tình trạng dọc bờ sông Sài Gòn đoạn qua đường Bình Lợi (quận Bình Thạnh), đường Nguyễn Văn Hưởng (thành phố Thủ Đức), đoạn qua phường Hiệp Bình Chánh (thành phố Thủ Đức), các nhà hàng, quán cà phê, công trình xây dựng đã lấn chiếm hết phần diện tích hành lang sông, người dân không còn hoặc còn rất ít khu vực có thể tiếp cận bờ sông, tại họp báo về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội (KT-VH-XH), quốc phòng – an ninh (QP-AN) tháng 2, 02 tháng đầu năm, phương hướng tháng 3/2022 và công tác phòng chống dịch COVID-19, đại diện Sở Xây Dựng TP.HCM cho biết, tại Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND, UBND TP đã ban hành quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn TP.HCM.

Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM.

Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM.

Theo đó, Thành phố nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng bảo vệ bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng; đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tự nhiên của bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng.

 

Tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu sử dụng của kênh rạch, theo đó quy định khoảng không gian hành lang bảo vệ trên bờ của Sông Sài Gòn trong khoảng từ 30 - 50m.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 5 của Quyết định 22/2017/QĐ-UBND, mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ, được quyền tham gia đầu tư xây dựng công trình theo đúng mục đích được quy định, phù hợp với quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, tùy điều kiện cụ thể từng khu vực quy hoạch, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét cho các tố chức, cả nhân thuê đất trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ có thời hạn để sử dụng theo đúng mục đích (bao gồm các điểm cà phê, giải khát ngoài trời, các điểm kinh doanh phục vụ du lịch, khu thể dục thế thao...), đảm bảo yếu tố bảo vệ bờ sông kết hợp với không gian cảnh quan trong tối đa 3 năm.

Do đó, để xác định cụ thể tính chất vi phạm tại các khu vực nêu trên, địa phương liên quan cần phối hợp với Sở GTVT, Sở QH&KT căn cứ vào các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt và các quy định hiện hành để rà soát, xem xét.

Phát triển không gian kè sông Sài Gòn được triển khai theo định hướng phát triển đồng bộ của TP

Liên quan đến vấn đề hành lang sông Sài Gòn, tại buổi họp báo, đại diện Sở QH&KT cho biết, việc phát triển không gian kè sông Sài Gòn hiện nay được triển khai thực hiện theo nhiều định hướng phát triển đồng bộ của TP, trong đó, cụ thể là Đề án phát triển kè bờ sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM, giai đoạn 2020 - 2045.

Liên quan đến vấn đề hành lang sông Sài Gòn, tại buổi họp báo, đại diện Sở QH&KT cho biết, việc phát triển không gian kè sông Sài Gòn hiện nay được triển khai thực hiện theo nhiều định hướng phát triển đồng bộ của TP.

Liên quan đến vấn đề hành lang sông Sài Gòn, tại buổi họp báo, đại diện Sở QH&KT cho biết, việc phát triển không gian kè sông Sài Gòn hiện nay được triển khai thực hiện theo nhiều định hướng phát triển đồng bộ của TP.

Theo nội dung Đề án, lộ trình trước mắt, trong giai đoạn 2020 - 2025, tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp về quy hoạch, định hướng các giải pháp cơ chế chính sách tổ chức thực hỉên. UBND TP đã ban hành Kế hoạch thưc hiện đề án cho giai đoạn 2020 - 2045.

Đại diện Sở QH&KT TPHCM cho biết, Sở đang triển khai theo Kế hoạch này, bước đầu đang rà soát sơ bộ các đồ án quy hoach phân khu dọc sông. Việc quản lý phát triển khu vực sông Sài Gòn trải qua nhiều giai đoạn, hiện trạng phức tạp bao gồm các yếu tố nông thôn, đô thị, và dân cư phát triển nhanh. Do đó việc định hình phát triển khu vực sông Sài Gòn đang được chuẩn bi kỹ, trên cơ sở rà soát và đánh giá đúng hiện trạng, xác định các yếu tố hạn chế cần được giải quyết, các yếu tố tiềm năng cần được phát huy với mục tiêu đưa ra phương án quy hoạch, và giải pháp tổ chức thực hiên phù hợp với điều kiện thực tế, quản lý khai thác hiệu quả và bền vững quỹ đất, khuyến khích các nguồn lực tham gia, tiết kiệm ngân sách, phù hợp với quy định pháp luật.