Quay lại Dân trí
Dân Sinh

TP.HCM triển khai thử nghiệm “cấp cứu trầm cảm”

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần khá phổ biến, biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến trung bình và đáng ngại nhất là thể nặng vì hầu hết người mắc chứng trầm cảm ở thế này thường sẽ tìm đến cái chết. “Cấp cứu trầm cảm” là hoạt động mới của Ngành Y tế TP.HCM không ngoài mục đích nhằm kịp thời tiếp cận người bệnh để chăm sóc và điều trị chuyên khoa kịp thời những trường hợp có biểu hiện trầm cảm thể nặng.

Điều đáng lo ngại đã được nhiều báo cáo khoa học trên thế giới ghi nhận chính là tác động của dịch bệnh COVID-19 lên sức khỏe tâm thần của người dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (Who), trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ người dân mắc chứng lo âu và nặng hơn là bị trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25%. Tuy rằng đã có 90% các quốc gia khi được khảo sát cho thấy đã đưa hỗ trợ sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội vào kế hoạch ứng phó với dịch COVID-19, tuy nhiên thực tế vẫn còn khoảng trống đáng lo ngại.

Chăm sóc người bệnh tâm thần nói chung và nhất là chăm sóc người bệnh trầm cảm bên cạnh yêu cầu phát triển nhân lực y tế chuyên khoa tâm thần, một yêu cầu khác không thể thiếu đó là cung ứng các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội, cụ thể là các dịch vụ hỗ trợ tự chăm sóc, hỗ trợ chăm sóc của gia đình; chăm sóc dựa vào cộng đồng,… Lý tưởng nhất là bắt đầu bằng việc tự chăm sóc bản thân và chuyển dần lên “tháp hỗ trợ chăm sóc” của cộng đồng cho đến các biện pháp khác nếu cần.

 Các bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị cho người bệnh có triệu chứng tâm thần gồm Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, 04 bệnh viện đa khoa, 03 bệnh viện chuyên khoa nhi với khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần.

Các bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị cho người bệnh có triệu chứng tâm thần gồm Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, 04 bệnh viện đa khoa, 03 bệnh viện chuyên khoa nhi với khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần.

Với chương trình chăm sóc sức khỏe người bệnh tâm thần dựa vào cộng đồng trong thời gian qua, Thành phố đã xây dựng được mạng lưới chăm sóc, quản lý từ bệnh viện chuyên khoa đầu ngành đến trạm y tế phường, xã, thị trấn, cụ thể như: Các bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị cho người bệnh có triệu chứng tâm thần gồm Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, 04 bệnh viện đa khoa, 03 bệnh viện chuyên khoa nhi với khoảng 90 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần.

 Các phòng khám tâm thần thuộc các trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức tiếp nhận, chăm sóc, quản lý người bệnh tâm thần đã điều trị ổn định từ các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần. Nguồn nhân lực tham gia tại các phòng khám tâm thần là các bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa nội được đào tạo ngắn hạn (3 tháng) về chăm sóc người bệnh tâm thần.

Các trạm y tế phường, xã, thị trấn tham gia chăm sóc người bệnh tâm thần ổn định và vãng gia cấp phát thuốc cho một số trường hợp đặc biệt. Nhân sự phụ trách là các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng được tập huấn ngắn hạn (3 tháng) về chăm sóc người bệnh tâm thần.

Như vậy, với nền tảng sẵn có của mạng lưới các cơ sở y tế chăm sóc người bệnh tâm thần của Thành phố, việc triển khai mạng lưới nhân viên y tế hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần hậu Covid-19 cho người dân và thực hiện chuỗi hành động điều trị thích ứng các di chứng hậu Covid-19 là hoàn toàn khả thi (theo đề nghị của các chuyên gia Tâm lý học, nhất là dự thảo của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM về 6 chương trình hành động để chăm sóc toàn diện sức khỏe người dân TP.HCM hậu Covid-19).

Một hoạt động mới cần được triển khai xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần đó là hoạt động “cấp cứu trầm cảm” ngoại viện. Đối với người bị trầm cảm, đặc biệt là thể nặng thì việc tìm đến cái chết gần như là kết cục có thể đoán trước được, do đó, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tự sát và kịp thời gọi đội cấp cứu đến hỗ trợ trở thành một hoạt động thiết thực cần được triển khai. Xuất phát từ yêu cầu này, Sở Y tế TP.HCM đã gặp gỡ và đặt vấn đề với các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên khoa Tâm thần và Cấp cứu ngoài bệnh viện, tất cả các chuyên gia đều có đồng quan điểm về sự cần thiết khi Ngành y tế triển khai thêm hoạt động “cấp cứu trầm cảm”, hoạt động này sẽ do Trung tâm Cấp cứu 115 và Bệnh viện Tâm thần TP.HCM đảm trách.

Khi phát hiện người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp, một  thành viên trong một tập thể cùng làm việc chung, sinh hoạt chung có các biểu hiện và dấu hiệu của chứng trầm cảm nặng thì gọi ngay đến số 115 – số trực cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc số 19001267 - số điện thoại chăm sóc khách hàng của BV Tâm Thần TP.HCM. Sau khi tiếp nhận cuộc gọi, nhân viên y tế trực tổng đài sẽ hỏi một số câu hỏi sàng lọc và sẽ báo tin khẩn cấp đến đội cấp cứu 115. Nhận được tin, đội cấp cứu ngoại viện 115 sẽ tiếp cận hiện trường để thuyết phục và đưa người bệnh đến bệnh viện Tâm thần để được chăm sóc và điều trị, khi tình trạng rối loạn tâm thần thuyên giảm, người bệnh sẽ được chuyển về địa phương chăm sóc ngoại trú thông qua mạng lưới chăm sóc rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng.