Quay lại Dân trí
Dân sinh
  1. Diễn đàn Dân sinh

Đến sáng 12/9, hầu hết các sông ở Hải Dương trên mức báo động III

Quang Dương
Quang Dương

Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, lúc 9h sáng 12/9, mực nước ở các sông trên địa bàn tỉnh còn đang ở mức cao, hầu hết trên mức báo động III.

Đến sáng 12/9, hầu hết các sông ở Hải Dương trên mức báo động III - 1
Mực nước cụ thể tại các công chảy qua tỉnh Hải Dương (Ảnh: CQCN).

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương, đến 18h ngày 11/9 đã xử lý đề xuất, kiến nghị các địa phương trong tỉnh liên quan đến công tác phòng chống thiên tai.

Cụ thể, Thanh Hà đề nghị sớm khôi phục hệ thống mạng di động viễn thông, bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ứng phó với lũ. Ban Chỉ huy đã trao đổi trực tiếp với Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Trong ngày 11/9, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, phối hợp với 3 doanh nghiệp viễn thông chi nhánh Hải Dương: VNPT, Viettel, MobiFone tiến hành khảo sát thực tế tình hình thông tin liên lạc, các phương án triển khai tăng cường thông tin liên lạc theo phương án đưa trạm BTS lưu động điểm xung yếu tại huyện Thanh Hà và Chí Linh.

Tiến hành triển khai phương án bổ sung 3 trạm BTS lưu động (VNPT 2 trạm; Viettel 1 trạm) phục vụ công tác ứng cứu thông tin tại Thanh Hà và Chí Linh.

Đến sáng 12/9, hầu hết các sông ở Hải Dương trên mức báo động III - 2
Phát huy tinh thần xung kích, từ ngày 9/9 đến nay, lực lượng đoàn viên thanh niên huyện Thanh Miện tích cực hỗ trợ các địa phương phòng chống lũ lụt trên hệ thống bờ kênh Bắc Hưng Hải và sông Luộc (Ảnh: Tỉnh đoàn Hải Dương).

Cụ thể, tại Thanh Hà, tình hình hệ thống thông tin liên lạc mạng Vinaphone cơ bản ổn định. Tuy nhiên, để bảo đảm phương án dự phòng có thể xảy ra, VNPT lên phương án lắp đặt ứng cứu 1 xe trạm phát sóng di động tại khu vực chỉ huy phòng chống lụt bão 4 xã khu Hà Đông, kèm theo phương án kéo cáp quang nếu điều kiện thi công cho phép bảo đảm an toàn cáp quang.

Với Viettel, trong ngày 11/9 nhà mạng này đã khắc phục cơ bản hệ thống thông tin liên lạc tại khu vực các xã: Thanh Hồng, Thanh Cường, Vĩnh Lập. Tuy nhiên, Viettel Hải Dương sẽ lắp đặt 1 trạm phát sóng di động tại khu vực chỉ huy phòng chống lụt bão 4 xã khu Hà Đông, kèm theo phương án kéo cáp quang nếu điều kiện thi công cho phép bảo đảm an toàn cáp quang.

Trên địa bàn Chí Linh, hệ thống thông tin liên lạc mạng Vinaphone cơ bản ổn định. Tuy nhiên, để bảo đảm phương án dự phòng có thể xảy ra, VNPT lên phương án lắp đặt ứng cứu 1 xe trạm phát sóng di động tại khu vực chỉ huy phòng chống lụt bão khu vực Đồng Lạc, kèm theo phương án kéo cáp quang nếu điều kiện thi công cho phép bảo đảm an toàn cáp quang.

Tại Chí Linh, Viettel sẽ căn cứ thực tế và chỉ đạo của Ban Chỉ huy, nhà mạng này sẵn sàng triển khai 1 trạm BTS lưu động khi có yêu cầu.

Đến sáng 12/9, hầu hết các sông ở Hải Dương trên mức báo động III - 3
Lãnh đạo Sở TT&TT cùng 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone kiểm tra vùng phủ sóng tại khu vực phường Đồng Lạc (Chí Linh) chiều 11/9 (Ảnh: Báo Hải Dương).

Cũng liên quan đến diễn biến lũ lụt, trong ngày 11/9, các nhà mạng đã khắc phục thêm 181 vị trí (Vinaphone 11 vị trí, Viettel 50 vị trí, MobiFone 120 vị trí), còn lại 306 vị trí trạm BTS bị gián đoạn do mất điện diện rộng (VNPT 488 vị trí, Viettel 800 vị trí, MobiFone 512 vị trí), chiếm tỷ lệ 17%.

Khắc phục thêm 141 tuyến cáp quang bị hư hỏng (VNPT 95 tuyến, Viettel 15 tuyến, MobiFone 31 tuyến), còn lại là 119 tuyến chưa khắc phục xong, chiếm tỷ lệ 3%.

Với đề nghị của Nam Sách về tăng cường thêm xuồng máy để hỗ trợ ứng phó các tình huống có thể xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Ban Chỉ huy đã báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh sẽ bố trí xuồng máy khi thật sự cần thiết. UBND huyện Nam Sách liên hệ trực tiếp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

Với đề nghị của Thanh Miện về việc cử cán bộ hỗ trợ địa phương trong xử lý sự cố đê chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Ban Chỉ huy sẽ cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ khi có sự cố liên quan đến đê chính.

Hai huyện Ninh Giang, Bình Giang đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải hỗ trợ kiểm tra, theo dõi, phối hợp trong xử lý, khắc phục sự cố bờ kênh.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Ban Chỉ huy đã trao đổi trực tiếp với Chủ tịch công ty này và đã tăng cường lực lượng hỗ trợ.

Hai huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành điện lực sớm khắc phục hệ thống mạng lưới điện dân sinh để phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Ban Chỉ huy đã trực tiếp đề nghị Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương chỉ đạo khắc phục.

Hệ thống đê điều của Kinh Môn có trọng điểm xung yếu, đặc biệt là các cống qua đê. Địa phương này đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư tu bổ đê điều bảo đảm an toàn công trình trong những năm tới. Sở NN&PTNT đã báo cáo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Quân, sẽ đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư trong những năm tới.

Tin liên quan
Hải Dương ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Hải Dương ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

(VTE) - Những năm qua, tỉnh Hải Dương luôn chú trọng ưu tiên nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ...