Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Than Uyên (Lai Châu): Đẩy mạnh truyền thông để giảm nghèo bền vững

(Dân sinh) - Than Uyên (Lai Châu) là một trong những huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo năm 2018. Để đạt được kết quả này, huyện đã thực hiện nhiều cách làm sáng tạo để giúp người dân thoát nghèo.

Xác định, tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo, các cấp, các ngành thực hiện tuyên truyền cho nhân dân được 33 buổi với gần 16.000 người tham dự. Thực hiện 350 lượt băng zôn với 700 khẩu hiệu; Pa nô 70 lượt; 2 cụm tranh = 125m2. Xây dựng 115 tin, bài, phóng sự  truyền thanh, truyền hình về nội dung thực hiện chương trình MTQGGN. Tổ chức 35 buổi tập huấn cho các thành viên BCĐ cấp xã, Trưởng thôn, bản về các chính sách hỗ trợ của chương trình.

Than Uyên (Lai Châu): Đẩy mạnh truyền thông để giảm nghèo bền vững - Ảnh 1.

Người dân được hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế.

từ các nguồn vốn 30a, 135 đầu tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân về đường giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch, hỗ trợ giống, máy móc trong sản xuất nông nghiệp... từ đó tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.Các chính sách an sinh xã hội và chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… được lồng ghép triển khai đồng bộ, kịp thời, từ đó tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo.

Nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nói riêng được nâng lên. Người dân đã chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua việc sử dụng các giống có năng suất, chất lượng, sử dụng các loại máy nông nghiệp để giảm sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều vượt chỉ tiêu Nghị quyết, kết quả điều tra hộ nghèo đầu năm 2016 là 37,21%, dự kiến cuối 2020 còn 10, 98%; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trung bình giảm 5,24%/năm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao; Hiệu quả công tác đào tạo nghề còn thấp, tỷ lệ lao động duy trì việc làm sau đào tạo chưa ổn định; Việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi còn chậm, việc nhân rộng các mô hình giảm nghèo chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; Một bộ phận người dân chưa nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước. Việc phân bổ nguồn vốn muộn so với yêu cầu của các dự án đa dạng hóa sinh kế cần triển khai ngay từ đầu năm. Định mức phân bổ vốn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương; Trình độ năng lực quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp xã còn nhiều hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào các cơ quan chuyên môn hướng dẫn từ khâu chuẩn bị đầu tư đến quá trình triển khai thực hiện.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác giảm nghèo giai đoạn tiếp theo; huyện Than Uyên đưa ra một số giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương của Đảng, Nhà nước về các chính sách giảm nghèo.

Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn; triển khai lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Huy động mọi nguồn lực xã hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện cho người dân được vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, vốn tạo việc làm với lãi suất thấp. Thường xuyên quan tâm, trú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện chương trình. Phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng để thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức cấp xã.