Quay lại Dân trí
Dân Sinh

Tại sao các smartphone tầm trung 2020 phải được trang bị sạc nhanh

Có rất nhiều công nghệ đã được phát triển và hoàn thiện trên smartphone nhưng năng lượng lại là yếu tố ít được để ý. Do cấu trúc smartphone, dung lượng pin không thể quá lớn để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn. Vì thế, sạc nhanh chính là cứu cánh cho những ai sử dụng smartphone cường độ cao.

Smartphone càng phát triển, nhiều công nghệ tích hợp, yêu cầu khả năng xử lý cao hơn, hiệu năng mạnh mẽ khiến điện năng nhanh chóng bị tiêu thụ hết. Các nhà sản xuất đã nâng cấp pin từ 3.000mAh lên 4.000mAh, 5.000mAh để phục vụ người dùng, nhưng nếu viên pin có dung lượng lớn khiến thời gian sạc lâu hơn, lại gây bất tiện và khó chịu. Bởi vậy, sạc nhanh làm giải pháp hoàn hảo cho chiếc smartphone và công nghệ này cần được "quốc dân hóa" để người dùng trải nghiệm thông suốt, tiện lợi.

Vì sao chúng ta cần sạc nhanh?

Có rất nhiều tình huống "tréo ngoe" mà người dùng gặp phải khi điện thoại sạc quá chậm. Điển hình như đêm quên cắm sạc, sáng ra chỉ còn 15 – 20 phút đến công ty mà điện thoại sập nguồn, đang cần giữ liên lạc với sếp hoặc "lính" mà chỉ còn 5 – 10 phút là lên xe, đang cãi nhau với người yêu, đang combat… Vậy thì, sạc nhanh lúc này sẽ giúp người dùng nhanh chóng nạp điện cho smartphone, tiếp tục kế nối, thoải mái trải nghiệm, giải quyết những vấn đề cấp bách.

Tại sao các smartphone tầm trung 2020 phải được trang bị sạc nhanh? - Ảnh 1.

Sạc nhanh sẽ khỏa lấp đi vấn đề "chậm tiến" của công nghệ pin, cần được phổ biến trên toàn bộ các phân khúc smartphone

Trước đây sạc nhanh vốn chỉ trang bị trên các smartphone cao cấp hoặc cận cao cấp vì chi phí nghiên cứu và phát triển của công nghệ này rất cao. Nhưng trong khoảng 2 năm trở lại đây, các phân khúc thấp hơn đã được tiếp cận sạc nhanh.

Về cơ bản, để có tốc độ sạc nhanh hơn, các nhà sản xuất thường đẩy điện áp, tạo ra lực đẩy dòng điện nhanh vào viên pin và điều này có phần gây hại cho pin khi nhiệt lượng tỏa ra lớn hơn. Bởi vậy, phải có những phương án đặc biệt để đảm bảo độ bền cho pin, công nghệ VOOC là một ví dụ điển hình.

Sạc nhanh VOOC phát triển như thế nào?

Công nghệ sạc độc quyền VOOC được giới thiệu lần đầu từ năm 2014 với khả năng nạp đầy viên pin 3.000mAh chỉ trong 50 phút, trong đó thời gian đáp ứng 75% pin chỉ là 30 phút. Kể từ đó cho đến nay, sạc nhanh VOOC liên tục được phát triển, nhanh hơn, an toàn hơn và phổ biến cho các smartphone tầm trung với đại đa số người dùng.

Tại sao các smartphone tầm trung 2020 phải được trang bị sạc nhanh? - Ảnh 2.

VOOC 4.0 là công nghệ sạc nhanh tốt nhất trong phân khúc tầm trung

Điểm khác biệt của VOOC so với thị trường nằm ở bộ sạc chỉ sử dụng điện áp 5V nhưng cường độ dòng điện cao hơn nhờ đó tốc độ sạc nhanh hơn. Điều này khác hẳn so với cách làm của nhiều thương hiệu khác khi đẩy cả dòng điện lẫn hiệu đến thế nhằm tăng công suất. Cải tiến thứ hai trên VOOC nằm ở sợi dây sạc với thiết kế kết nối 7 chân thay vì 5 chân theo tiêu chuẩn, điều này khiến dây cũng dày hơn, thiết kế rộng hơn để đảm bảo dòng điện cao.

Các thay đổi trên VOOC giúp thiết bị không bị nóng lên quá mức trong quá trình sạc. Sạc nhanh VOOC còn đảm bảo người dùng vừa sạc vừa sử dụng vẫn an toàn. Khi pin đạt mức 100%, công nghệ của VOOC sẽ tự ngắt dòng điện và tránh gây hại đến pin. Điểm hạn chế duy nhất, là vì công nghệ phát triển độc quyền nên sạc nhanh VOOC phải có sự đồng bộ bốn yếu tố: củ sạc, dây cáp, pin và điện thoại hỗ trợ, không rộng rãi như PD hay Qualcomm QuickCharge.